Thứ ba, 21/05/2024 01:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 20/07/2023 05:00

3 năm không dám ăn đậu phụ sợ bị nữ hóa, giảm sinh lý: Chuyên gia lý giải điều bất ngờ

Không ít người cho rằng nam giới ăn nhiều đậu phụ sẽ bị nữ hóa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Liệu quan niệm này có đúng?

Nhấp nhổm đưa con đến tìm gặp Ths.BS Phạm Duy Linh - Thành viên hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam, chị Nguyễn Thị Lan (mẹ của cháu trai 12 tuổi) than thở, hàng ngày vẫn thấy cháu thích những trò chơi của con trai. Tuy nhiên, so với đám trẻ bằng tuổi gần nhà, con chị dường như phát triển chậm hơn.

“Cháu vẫn đá bóng, chơi trò chơi của nam giới nhưng không hiểu sao mãi không chịu lớn. Từ bé cháu đã thích ăn đậu phụ, lạc nên cách tôi thường xuyên chế biến thành các món như xào, nấu canh, chiên rán,... cho cháu ăn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều người nói ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến đàn ông biến thành đàn bà khiến tôi đâm lo. Chẳng có nhẽ, con tôi lại thế…”, chị Lan lo lắng chia sẻ với bác sĩ.

andaunanh-9617

Ảnh minh họa

Không chỉ riêng chị Lan lo lắng cho cậu con trai của mình mà từ lâu nhiều người vẫn lo ngại rằng, ăn nhiều đậu phụ hay các sản phẩm từ đậu dễ gây vô sinh ở nam giới.

Anh Xuân Hoàng (Hà Nội) gần 3 năm nay không dám ăn 1 miếng đậu phụ nào vì sợ ăn đậu phụ sẽ bị yếu sinh lý, thậm chí vô sinh khi anh đọc được nhiều thông tin trên mạng cho rằng đậu phụ gây biến đổi hormone nam giới, khó sinh con. Chính vì vậy, không chỉ riêng đậu phụ mà đậu nành, sữa đậu anh đều không dám ăn và kéo theo đó vợ con anh cũng không bao giờ ăn các sản phẩm từ đậu.

Giải thích băn khoăn này, chia sẻ với PV Gia đình Việt Nam, Ths.BS Phạm Duy Linh khẳng định, đến giờ chưa có nghiên cứu nào chứng minh nam giới bị nữ hóa khi ăn nhiều đậu phụ, đậu nành.

Theo bác sĩ Linh, đậu phụ, đậu nành có chứa nhiều isoflavone (còn gọi là phytoestrogen) - một hợp chất từ thực vật có cấu trúc tương tự như nội tiết tố nữ estrogen. Do đó đã có nhầm lẫn cho rằng ăn nhiều đậu nành khiến nam giới bị “nữ hoá”.

bsi Linh

Ths.BS Phạm Duy Linh - Thành viên hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam

Tuy nhiên phytoestrogen lại không hoạt động giống như estrogen vì chúng yếu hơn khoảng 1.000 lần so với nội tiết tố này. Do vậy, sau khi ăn đậu nành, dù phytoestrogen được chuyển hóa thì tác dụng của nó cũng cực kỳ yếu.

“Nếu thường xuyên kết hợp đậu nành trong khẩu phần ăn đa dạng nguồn thực phẩm thì nó hoàn toàn không ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe đàn ông”, bác sĩ Linh nói.

Ngoài ra, không chỉ an toàn với nội tiết tố nam, đậu nành còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như cung cấp nguồn chất béo và chất xơ không bão hòa có lợi cho tim, giúp xây dựng cơ bắp và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cho nam giới.

-> Chi 50 triệu đồng trị mụn, nhận lại khuôn mặt mưng mủ, rỉ máu

Thúy Ngà  
Món ăn ngon từ mướp đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Xem thêm