Thứ ba, 06/05/2025 01:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 30/10/2024 06:00

2 việc cần làm giúp giảm nguy cơ đột quỵ khi gió mùa về

Nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Do đó, bác sĩ khuyến cáo cần làm ngay 2 điều này để đảm bảo sức khỏe.

Thời tiết thay đổi, chuyển lạnh đột ngột tạo nguy cơ cao cho bệnh đột quỵ khởi phát. Đặc biệt với người cao tuổi và những người có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, nguy cơ đột quỵ càng tăng cao.

Thời tiết chuyển lạnh đột ngột dễ ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)

Chia sẻ với PV Gia đình Việt Nam, ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, Thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam cho biết, mùa lạnh là thời điểm tỷ lệ đột quỵ tăng khoảng 20-30% so với các mùa khác. Chuyên gia này nhấn mạnh rằng, để giảm nguy cơ đột quỵ, mỗi người cần chú trọng thực hiện hai việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe toàn diện, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh.

Giữ ấm cơ thể

Bác sĩ Mạnh cho hay, khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể dễ mất nhiệt, gây ra hiện tượng co mạch nhằm giữ nhiệt cho các cơ quan quan trọng. Chính việc co mạch này lại làm tăng áp lực máu, khiến huyết áp tăng cao, đặt hệ tim mạch vào trạng thái quá tải và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Để giảm thiểu nguy cơ này, giữ ấm cơ thể là yếu tố then chốt, đặc biệt là cho người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh mạch máu. Theo BS Mạnh, người dân nên chú ý mặc đủ ấm, ưu tiên các vùng dễ mất nhiệt như cổ, tay, chân và ngực. Việc mặc nhiều lớp quần áo giúp giữ nhiệt tốt hơn và giảm thiểu tác động của thay đổi nhiệt độ bên ngoài.

"Khi ra ngoài vào sáng sớm hoặc tối muộn, nên mặc áo khoác, đeo găng tay, đeo tất... để bảo vệ cơ thể khỏi không khí lạnh. Đeo tất khi ngủ cũng là một cách giữ ấm đơn giản mà hiệu quả", BS Mạnh chia sẻ.

ThS.BS Đoàn Dư Mạnh thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: BSCC)

Theo BS Mạnh, bàn chân là nơi dễ mất nhiệt nhất trên cơ thể. Đeo tất khi ngủ giúp ngăn chặn sự thoát nhiệt qua vùng này, từ đó duy trì nhiệt độ ổn định và hỗ trợ huyết áp vào ban đêm. Một nghiên cứu từ Đại học Groningen, Hà Lan cũng cho thấy rằng, đeo tất khi ngủ không chỉ cải thiện giấc ngủ mà còn giảm nguy cơ tăng huyết áp ban đêm, một yếu tố nguy cơ quan trọng của đột quỵ.

BS Mạnh nhấn mạnh rằng, ngoài việc giữ ấm qua trang phục, người dân cần chú ý tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

"Khi từ trong nhà ấm ra ngoài trời lạnh, cơ thể cần thời gian để thích nghi. Sự chênh lệch nhiệt độ quá nhanh có thể gây sốc nhiệt cho cơ thể, làm tăng nguy cơ đột quỵ", BS Mạnh nói.

Do đó, theo BS Mạnh, nên chuẩn bị bằng cách mặc thêm lớp áo khoác hoặc đứng ở khu vực trung gian để cơ thể làm quen với sự thay đổi nhiệt độ trước khi hoàn toàn ra ngoài trời.

Kiểm soát huyết áp và đường huyết

Kiểm soát huyết áp và đường huyết thường xuyên là một biện pháp quan trọng khác trong mùa lạnh, đặc biệt đối với những người có tiền sử cao huyết áp hoặc tiểu đường. Theo BS Mạnh, mùa lạnh là thời điểm mà huyết áp và đường huyết dễ tăng do cơ chế co mạch và sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Kiểm tra huyết áp và đường huyết mỗi ngày sẽ giúp phát hiện sớm bất kỳ biến động nào, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

"Người cao tuổi, đặc biệt là người có tiền sử bệnh mạch máu, cần theo dõi sát sao chỉ số huyết áp và đường huyết để đảm bảo trong giới hạn an toàn", BS Mạnh lưu ý.

Để duy trì mức huyết áp và đường huyết ổn định, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, đường và chất béo bão hòa. Những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ hỗ trợ quá trình kiểm soát huyết áp và đường huyết tốt hơn, từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ trong mùa lạnh.

"Duy trì thói quen ăn uống cân bằng và kiểm soát các chỉ số quan trọng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong những ngày nhiệt độ thay đổi đột ngột", bác sĩ chia sẻ thêm.

Thúy Ngà  
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Tiểu đêm nhiều lần – Dấu hiệu cảnh báo chức năng thận kém
Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương cung cấp hơn 2.400 lượt dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Nhập viện gấp sau 30 năm 'tránh' điều trị viêm gan B
5 bất thường ở tay chân cảnh báo tắc nghẽn mạch máu
Báo động đuối nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Làm gì để phòng chống đuối nước dịp hè này?
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Loét thực quản vì thói quen bẻ thuốc cho dễ uống
Bé gái 7 tuổi nguy kịch từ một vết thương không ngờ
Đặt vòng tránh thai vẫn có bầu: Lời cảnh báo không nên bỏ qua
Nhập viện gấp sau 1 lần 'lỡ dại'
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
20 tuổi bị huyết áp cao, nguyên nhân do đâu?
Bé gái 5,5 tháng tuổi suýt tử vong do nhiễm RSV
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Bác sĩ Nguyễn Duy Phương: Người thắp lửa hạnh phúc cho những mái ấm từng lặng lẽ đau thương
Lạm dụng 'cứu tinh' của mùa hè, nhiều người mắc bệnh đường hô hấp
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Lưu ý quan trọng khi đi xem diễu binh
Xem thêm