Thứ ba, 24/09/2024 15:50     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 23/09/2024 09:00

Đột quỵ não khi giao mùa: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngoài cục máu đông, các yếu tố bệnh nền thì đột quỵ não còn có tỷ lệ tăng cao khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là giai đoạn giao mùa. Nguyên nhân do đâu?

Tỷ lệ đột quỵ tăng cao khi thời tiết chuyển mùa

Tỷ lệ mắc đột quỵ thường có xu hướng tăng vào thời điểm chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Bởi khi đó, cơ thể dễ gặp tình trạng co thắt mạch máu, khiến những người mắc bệnh nền như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch… dễ gặp phải cơn đột quỵ hơn.

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trung bình một năm ghi nhận khoảng 3.000 ca mắc đột quỵ não và khi thời tiết chuyển mùa sang thu đông. Nguyên nhân khiến tỷ lệ đột quỵ não tăng cao khi thời tiết chuyển mùa là do:

- Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, cơ thể phải điều chỉnh để thích nghi. Sự thay đổi này có thể gây co thắt mạch máu, làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và dẫn đến đột quỵ.

- Tăng huyết áp: Thời tiết lạnh thường làm tăng huyết áp do cơ thể co mạch để giữ nhiệt, điều này là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ.

- Thay đổi mức độ hoạt động: Vào mùa đông hoặc khi thời tiết trở lạnh, nhiều người có xu hướng ít hoạt động thể chất hơn, có thể dẫn đến tăng cân, tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ.

- Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Khi thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch có thể bị suy yếu, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Một số bệnh nhiễm trùng như cúm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở những người đã có bệnh nền từ trước.

Giao mùa là thời điểm rất dễ bị đột quỵ não

Làm gì để phòng ngừa đột quỵ khi thời tiết chuyển mùa?

Để ngăn ngừa cơn đột quỵ vào thời điểm giao mùa bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạt và thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá trích) có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ. Hạn chế đồ ăn nhiều đường và chất béo bão hòa để duy trì mức cholesterol và huyết áp lành mạnh.

- Kiểm soát bệnh nền: Nếu như bản thân bạn đang gặp phải các bệnh nền như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, tim mạch… cần kiểm soát tốt bằng việc uống thuốc đầy đủ mỗi ngày.

- Luyện tập đều đặn: Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tim mạch. Hãy cố gắng tập luyện ít nhất 30-60 phút/ ngày, tùy theo sức khỏe của mỗi cá nhân mà bạn có thể lựa chọn những bộ môn phù hợp cùng cường độ tập luyện thích hợp.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm đo huyết áp, cholesterol và đường huyết. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao, như tiền sử gia đình về đột quỵ, bạn có thể cần kiểm tra thường xuyên hơn.

Hạn chế hút thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ

- Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố chính tăng nguy cơ đột quỵ. Hãy nỗ lực để bỏ thuốc lá hoàn toàn hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ để cai thuốc lá nếu bạn là người hút thuốc.

- Uống nhiều nước: Việc duy trì sự cân bằng nước cơ thể quan trọng cho sức khỏe tim mạch. Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước hàng ngày để giúp máu dễ lưu thông hơn.

- Giữ ấm cơ thể: Trong thời tiết giao mùa, hãy mặc ấm và tránh tiếp xúc với lạnh quá lâu. Lạnh có thể làm co mạch máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Bên cạnh đó để phòng ngừa đột quỵ xảy ra khi giao mùa, bạn nên dùng thêm viên uống chống đột quỵ Nattospes đã được nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn. Nattospes với thành phần chính nattokinase có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông, từ đó ngăn ngừa cơn đột quỵ hiệu quả. Nhờ ứng dụng công nghệ nuôi cấy enzym đặc biệt cùng công nghệ bao vi nang, giúp Nattospes cho tác dụng tối đa trong tác dụng ngăn ngừa đột quỵ não.

TPBVSK Nattospes giúp phòng ngừa đột quỵ khi thời tiết giao mùa hiệu quả

Nattospes đã giúp nhiều người bệnh thoát cơn đột quỵ não, câu chuyện của ông Phùng Văn Thông (Thanh Sơn, Phú Thọ) là một minh chứng điển hình. Ông Thông từng 2 lần đối mặt cơn đột quỵ khiến nửa người bên trái của ông bị liệt không thể cử động được. May mắn trong thời gian điều trị tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ông Thông được các bác sĩ điều trị và khuyên dùng thêm Nattospes và cho hiệu quả ngoài mong đợi:

“Lần đầu tôi dùng 6 viên ngày 2 lần, dùng được 3 tháng thì thấy sức khỏe chuyển biến rõ rệt, người khỏe hơn. Đến nay tôi dùng Nattospes được 5 năm rồi, chỉ còn uống liều 4 viên, 6h uống 2 viên, 18h lại uống 2 viên nữa. Nói chung tôi thấy dùng Nattospes người khỏe hơn, nói năng khá hơn, ngôn ngữ khá hơn. Hiện tại tôi đã đi lại bình thường, vui nhất là không còn phải phiền đến vợ con nữa, nấu cơm, bế cháu, trồng rau thoải mái, sức khỏe ổn định, như vậy là hạnh phúc rồi, chẳng mong ước gì hơn”.

Nattospes giúp chú Thông hai lần thoát khỏi cơn đột quỵ não

Sau hơn 5 năm sử dụng Nattospes, sức khỏe chú Thông đã hoàn toàn ổn định, ăn uống ngon miệng, lên cân, tinh thần vui vẻ. Hàng ngày chú vẫn giữ thói quen đi bộ 3-4 cây số mà không hề đuối sức, huyết áp đều đạt 120/80 mmHg.

Mới đây nhất, Nattospes đã được vinh dự nhận được giải thưởng “Top 10 Thương hiệu mạnh Quốc gia năm 2024” chứng minh tính hiệu quả, chất lượng sản phẩm trong gần 20 năm có mặt trên thị trường.

Để phòng ngừa đột quỵ, bạn đừng quên sử dụng Nattospes - Phá tan hết cục máu đông, phòng ngừa tai biến sống lâu tuổi già ngay hôm nay.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lan Khuê  
Bắn dây thun vào cổ tay: Nguy cơ tổn thương mạch máu, ảnh hưởng tâm lý
Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?
Kiệt sức, nhập viện tâm thần vì thức xuyên đêm… canh vợ
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
Rước họa vào thân do nhiều năm bất chấp giảm cân, nhuộm tóc
Trẻ thừa cân béo phì 5 - 19 tuổi tăng gấp đôi trong 10 năm
Ứng dụng và sản phẩm tế bào có tiềm năng phát triển tại Việt Nam
Hành trình cứu sống những trái tim nhỏ bé
Nước giải khát có đường gây béo phì không, có nên tăng thuế để hạn chế tiêu thụ?
Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu mới nhất 2024
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 là khi nào, tiêm những gì?
Suy giảm thính lực - Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp
4 bệnh về da thường gặp mùa mưa bão, biết điều này có thể phòng tránh
Giá tiêm vắc xin HPV là bao nhiêu, cần tiêm bao nhiêu mũi?
Vụ thanh niên tử vong khi cắt bao quy đầu: Nguyên nhân do đâu?
Ngộ độc, nguy cơ ung thư do thói quen uống quá nhiều nước mỗi ngày
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác gì so với lần đầu?
U nang buồng trứng trái là gì?
Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi năm 2024 theo chuẩn của Bộ Y tế
Xem thêm