Thứ hai, 05/05/2025 08:56     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 27/10/2024 06:00

Đột quỵ do thể dục quá sức: Nhận biết và phòng tránh thế nào?

Tỷ lệ người mắc đột quỵ khi chơi thể thao ngày càng gia tăng và xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả những người trẻ tuổi. Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh?

Bác sĩ CKII. BSNT Lê Đức Hiệp, Khoa Tim mạch - Tim mạch can thiệp, BVĐK Hồng Ngọc cho rằng luyện thể dục thể thao có lợi cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động với cường độ cao hay thể dục thể thao quá sức có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ sẽ xảy ra đối với bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hoặc yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân, rối loạn chuyển hóa Lipid và đặc biệt ở người hút thuốc (thuốc lào, thuốc lá), rung nhĩ chưa được điều trị đầy đủ. Việc tập luyện quá sức ở nhóm đối tượng này làm gia tăng biến cố tim mạch đặc biệt là khi tập luyện không đúng cách.

Thể dục thể thao quá sức có thể làm tăng nguy cơ đối mặt với các nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Shutterstock)

Ai dễ đột quỵ do thể dục quá sức?

Theo bác sĩ Lê Đức Hiệp, đối tượng nguy cơ cao gặp phải đột quỵ do thể dục quá sức có thể phân chia thành 3 nhóm người:

Nhóm thứ nhất: Đột quỵ xảy ra trên người có sẵn yếu tố nguy cơ cao như người có dị dạng mạch máu não (phình mạch máu não), bệnh lý xơ vữa mạch máu gây ra nhồi máu cơ tim cấp, hoặc xuất huyết não cấp. Có một vấn đề là những biến cố hay xảy ra ở nhóm bệnh nhân không có triệu chứng trước đó khiến cho người bệnh chủ quan không thăm khám hoặc sàng lọc.

Nhóm thứ hai: Là do người chơi thể thao gắng sức quá, ham mê quá, đẩy sức chịu đựng vượt lên cao quá khả năng của mình. Đây là một tình trạng rất hay gặp trên thực tế. Ví dụ: những người này hàng ngày chỉ chạy được 5km, khi thi đấu lại lựa chọn quãng đường đua là 10km, 20km hay thậm chí nhiều hơn nữa…

Nhóm thứ ba: Người cao tuổi, do cơ chế điều hòa tuần hoàn não của người cao tuổi kém hơn người bình thường, cộng thêm tập gắng sức có thể gây cơn tăng huyết áp kịch phát và xảy ra đột quỵ, đặc biệt khi thời tiết khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh…), nhất là với những người cao tuổi có sẵn bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hút thuốc, ít vận động, lối sống không lành mạnh, mất ngủ kéo dài, thường xuyên căng thẳng..

Dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đột quỵ do thể dục quá sức

Khi tập luyện thể thao không dễ dàng để có thể nhận biết sớm cơn đột quỵ. Để nhận biết, bác sĩ Lê Đức Hiệp hướng dẫn sử dụng quy tắc “FAST”

F (face): Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.

A (arm): Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.

S (speech): Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.

T (time): Khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng phương tiện phù hợp. Người bệnh được đưa đến bệnh viện càng sớm thì tổn thương càng ít, khả năng phục hồi càng cao, ngược lại đưa đến bệnh viện càng trễ thì càng có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm thế nào để phòng tránh ngất xỉu hoặc đột quỵ khi chơi thể thao?

Bác sĩ Hiệp khuyên nên chọn môn thể thao phù hợp với thể chất và điều kiện sức khỏe của bản thân, tham vấn những người có kinh nghiệm như huấn luyện viên, các vận động lâu năm về phương pháp tập luyện đúng cách

Với nhóm người cao tuổi hoặc có bệnh lý tim mạch, hô hấp,… nên thăm khám sức khỏe và tham vấn bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh và khả năng gắng sức.

Việc kê đơn thể lực cho bệnh nhân đã được khuyến cáo từ các hiệp hội y khoa hàng đầu trên thế giới, qua đó giúp nâng cao hiệu quả của việc tập thể dục và hạn chế thấp nhất các biến cố khi tập luyện.

Chủ động thăm khám sớm để được đánh giá, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh và khả năng gắng sức phù hợp.

T. Linh  
Nhập viện gấp sau 30 năm 'tránh' điều trị viêm gan B
5 bất thường ở tay chân cảnh báo tắc nghẽn mạch máu
Báo động đuối nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Làm gì để phòng chống đuối nước dịp hè này?
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Loét thực quản vì thói quen bẻ thuốc cho dễ uống
Bé gái 7 tuổi nguy kịch từ một vết thương không ngờ
Đặt vòng tránh thai vẫn có bầu: Lời cảnh báo không nên bỏ qua
Nhập viện gấp sau 1 lần 'lỡ dại'
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
20 tuổi bị huyết áp cao, nguyên nhân do đâu?
Bé gái 5,5 tháng tuổi suýt tử vong do nhiễm RSV
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Bác sĩ Nguyễn Duy Phương: Người thắp lửa hạnh phúc cho những mái ấm từng lặng lẽ đau thương
Lạm dụng 'cứu tinh' của mùa hè, nhiều người mắc bệnh đường hô hấp
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Lưu ý quan trọng khi đi xem diễu binh
Rộ trào lưu uống nước chanh chữa bách bệnh: Chanh có tác dụng gì, dùng thế nào cho đúng?
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Cách nhận biết viêm da ở trẻ
Xem thêm