Vì sao không nên cho bé ăn sữa chua người lớn?
Khi bắt đầu cho bé ăn sữa chua, mẹ nên lựa chọn sữa chua dành riêng cho trẻ em. Lý do được đưa ra là sữa chua dành cho người lớn thường có công thức ít béo hoặc giảm ngọt và đây không phải là lựa chọn tốt cho các bé.
Viện dinh dưỡng khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và ăn bổ sung từ giai đoạn 6-12 tháng tuổi.
Từ giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, tuy nhiên, hãy đảm bảo đó là loại sữa chua dành riêng cho trẻ em.
Lý do được đưa ra là sữa chua dành cho người lớn thường có công thức ít béo hoặc giảm ngọt và đây không phải là lựa chọn tốt cho các bé.
Bên cạnh đó, giai đoạn mới tập ăn, các bé sẽ cần một một loại sữa chua được làm từ sữa công thức và phải đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ dị ứng. Vì thế, sữa chua dành cho trẻ con sẽ là lựa chọn thích hợp hơn cho sự phát triển và sức khỏe của các bé.
Ảnh minh họa
Để trẻ làm quen với sữa chua, bạn cần cho bé thử dần từ 1-3 thìa và sau đó tăng dần lên khoảng 50g/ngày. Bé từ 1-2 tuổi có thể ăn 80g/ngày. Còn từ 2 tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn 100g/ngày.
Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua cho trẻ nguyên chất hoặc trộn thêm vào loại hoa quả mà bé yêu thích. Lưu ý, sữa chua đã đủ ngọt nên mẹ không cần phải cho thêm đường.
Ngoài ra, còn một số điều mẹ cần chú ý khi cho bé tập ăn sữa chua:
1. Không nên để sữa chua là món chính trong chế độ ăn của bé từ 6-12 tháng. Mẹ chỉ nên bổ sung sữa chua hàng ngày với lượng 50g trong chế độ ăn uống chất rắn đa dạng.
2. Không pha sữa chua với mật ong khi bé chưa tròn 1 tuổi. Mật ong có chứa vi khuẩn có thể gây ngộ độc cho trẻ em độ tuổi đó.
3. Không chọn sữa chua ít béo hoặc không béo trước khi bé được 2 tuổi trừ khi bác sĩ yêu cầu. Đây là độ tuổi mà bé cần bổ sung lượng calo từ chất béo.
Ảnh minh họa
4. Không lựa chọn sữa chua có bổ sung hương vị. Nếu thích, mẹ có thể trộn thêm hoa quả bởi hầu hết các loại sữa chua dâu, cam.. đều có pha thêm đường và các chất làm ngọt khác.
5. Mẹ nên kiểm tra nhãn hộp sữa để đảm bảo sữa không sử dụng vani, chất làm ngọt hay các loại hương liệu khác.
6. Nếu bé có tiền sử dị ứng với sữa thì không tự ý cho bé dùng sữa chua nếu không có ý kiến của bác sĩ.
7. Coi sữa chua như một thức ăn mới và cho bé làm quen ít nhất 3 ngày trước khi chuyển sang loại thức ăn mới. Cách này sẽ giúp cơ thể bé điều chỉnh để làm quen dần.
8. Nếu bé xuất hiện phát ban quanh miệng, quấy gắt hoặc tiêu chảy sau khi ăn sữa chua, hãy cho bé đi khám bác sĩ.
9. Nếu định trộn trái cây và sữa chua, nên chọn loại trái cây bé thích để quen dần.