Thứ ba, 01/07/2025 16:40     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 23/05/2025 06:00

Vì sao không còn cách ly tập trung các ca mắc Covid-19?

Mặc dù số ca mắc Covid-19 ghi nhận rải rác tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang có xu hướng tăng nhưng vì sao không phải thực hiện cách ly tập trung?

Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 148 ca mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố. Các trường hợp chủ yếu xuất hiện rải rác, không có ổ dịch tập trung hay ca tử vong, trong đó trung bình mỗi tuần có khoảng 20 ca mắc mới.

Trước tình hình này, Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện và cơ sở y tế khẩn trương rà soát kế hoạch thu dung, điều trị và chủ động các biện pháp kiểm soát dịch, đặc biệt trong nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền…

PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng ( nay là Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế) cho biết, từ tháng 10/2023, COVID-19 đã được Bộ Y tế điều chỉnh phân loại từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm) sang nhóm B (nguy hiểm nhưng không còn mức báo động cao). Điều này đồng nghĩa với việc các biện pháp kiểm soát sẽ linh hoạt hơn, tương tự như với bệnh cúm mùa.

“Biến thể đang lưu hành chủ yếu vẫn là chủng nhẹ thuộc Omicron. Hầu hết các ca mắc đều có triệu chứng nhẹ, tự hồi phục, không cần nhập viện. Tuy nhiên, người thuộc nhóm nguy cơ vẫn cần được theo dõi và điều trị sớm để tránh chuyển nặng,” PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Ông cũng khuyến cáo người dân không nên chủ quan, đặc biệt khi có triệu chứng nghi ngờ nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc gần.

Bác sĩ đang thăm khám người bệnh điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội ngày 21/5. Ảnh: BVCC

Đồng quan điểm, TS.BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên Chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho hay, tình hình gia tăng số ca mắc trong thời gian gần đây không phải điều bất thường và không đáng lo ngại.

“Hiện nay, phần lớn người dân đã có miễn dịch cộng đồng, thông qua tiêm vắc-xin hoặc từng nhiễm bệnh. Điều đó giúp giảm nguy cơ chuyển nặng rõ rệt. Về cơ bản, COVID-19 hiện không khác nhiều so với cảm cúm thông thường,” bác sĩ Khanh cho hay.

Ông cũng dẫn chứng, tại Thái Lan – nơi có số ca mắc gia tăng gần đây, chính phủ không áp dụng bất kỳ biện pháp cách ly hay phong tỏa nào, bởi virus đang lưu hành tại đây vẫn là biến thể lành tính, không phải biến thể có độc lực cao.

Về vấn đề có áp dụng cách ly như trước đây hay không, bác sĩ Khanh cho hay, COVID-19 đã được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B, tương tự như cúm.

“Ngành y tế đã chủ động theo dõi và ứng phó, người dân cũng đã có miễn dịch cộng đồng. Không ai phong tỏa hay cách ly như trước. Người dân cần tỉnh táo, không hoang mang trước những tin đồn hoặc suy diễn trên mạng xã hội”, bác sĩ Khanh nói.

Điểm chung của dịch COVID-19 tại các quốc gia từ đầu 2025

Từ đầu năm 2025 đến nay, nhiều quốc gia Đông Nam Á ghi nhận sự gia tăng trở lại của các ca mắc COVID-19, tuy không tạo thành làn sóng dịch lớn như trước.

Các ca bệnh chủ yếu liên quan đến biến thể phụ của Omicron như JN.1, XBB.1.5, NB.1.8, vốn có khả năng lây lan nhanh nhưng ít gây triệu chứng nghiêm trọng. Các trường hợp được phát hiện chủ yếu qua sàng lọc ngẫu nhiên và có triệu chứng nhẹ.

Số ca mắc Covid-19 đang có xu hướng gia tăng tại một số quốc gia (Ảnh minh hoạ)

Tại Thái Lan, hơn 41.000 ca được ghi nhận chỉ tính đến đầu tháng 5, chủ yếu do biến thể JN.1 và các dòng phụ như LF.7, NB.1.8 gây ra. Singapore cũng báo cáo hơn 14.000 ca mắc trong một tuần đầu tháng 5, tăng gần 30% so với tuần trước đó.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các ca bệnh hiện nay đều có triệu chứng nhẹ, chủ yếu gồm sốt, ho, mệt mỏi. Rất hiếm trường hợp cần nhập viện, không có báo cáo tử vong trong giai đoạn gần đây tại Thái Lan, Singapore hay Malaysia. Hệ thống y tế các nước vẫn hoạt động ổn định, không bị quá tải như trong các đợt dịch trước.

Sự tái xuất hiện của dịch bệnh được cho là có liên quan đến hiện tượng suy giảm miễn dịch sau tiêm vaccine, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc người có bệnh nền. Ngoài ra, việc di chuyển, tụ tập đông người sau lễ tết, du lịch cũng góp phần làm tăng nguy cơ lây lan virus.

Các biến thể gây bệnh đều thuộc nhóm Omicron, trong đó JN.1 và các dòng phụ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm cần theo dõi với mức nguy cơ thấp.

Dù vậy, giới chuyên gia khuyến cáo các quốc gia không nên chủ quan, cần tiếp tục duy trì hệ thống giám sát, tăng cường truyền thông cộng đồng và chuẩn bị sẵn sàng phương án thu dung, điều trị nếu tình hình chuyển biến phức tạp hơn trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, người dân cần gia tăng các biện pháp phòng ngừa COVID-19 cơ bản như đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể trạng, ăn uống đủ chất và vận động hợp lý,...

Kim Ngân  
Sán dây dài 3 mét trú ngụ gần 1 năm trong bụng nam thanh niên
Mua sữa cho con cha mẹ kiểm tra kỹ 4 thành phần quan trọng
Ngạt mũi kéo dài, nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ phát hiện khối sỏi 3cm trong mũi
Hoảng hồn bắt giun rồng dài 70 cm trong bắp chân
Chủ quan với dấu hiệu này, người phụ nữ chết lặng khi bị ung thư vú
Nhầm tưởng của cha mẹ về 4 loại nước uống khiến răng trẻ bị bào mòn nhanh chóng
Nghĩ viêm da, đi khám mới biết đã xuất hiện 6 dấu hiệu ung thư vú nhưng chủ quan làm ngơ
Nặn mụn tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro, cần tránh vùng “tam giác tử thần” trên mặt
Nam thanh niên 24 tuổi nhập viện sau 30 phút sử dụng 'đồ tự chế'
Khối nghỉ hè 'cầu cứu' vì thú vui hát karaoke của phụ huynh
Cưới nhau hơn 1 năm không có con, đi khám bất ngờ nguyên nhân từ chồng
Nhiễm trùng huyết nhập viện sau khi dùng tay nặn mụn bọc
Cách chăm sóc đúng khi bé bị viêm da
Dầu ô liu có tốt không, dùng thế nào cho đúng?
Ăn trái cây thay bữa sáng có được không?
Thay đổi trên da tiết lộ sức khỏe nội tiết ở nữ giới
5 lần chia tay bạn gái vì 'chuyện khó nói của quý ông'
Ứng dụng công nghệ laser trong điều trị bệnh trĩ
Long Châu hợp tác Bộ Y tế “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Vì sao dùng kem chống nắng mỗi ngày mà da vẫn đen sạm?
Xem thêm