Thứ tư, 21/05/2025 11:53     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 21/05/2025 05:00

Ca mắc Covid-19 tăng báo động: Người bệnh có cần cách ly y tế?

Tại Việt Nam, Covid-19 là bệnh lưu hành, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B giống như cúm. Vậy người mắc bệnh có cần phải cách ly y tế?

Trước diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện, cơ sở y tế cả nước chủ động rà soát kế hoạch thu dung, điều trị, không để bị động.

Bộ Y tế cho biết trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan... Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay, ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành; không có ca tử vong.

Theo quy định hiện hành, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B, có nghĩa là bệnh này không còn là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, rộng và gây tử vong cao. Theo đó, các hoạt động phòng, chống COVID-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

Số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng gia tăng (Ảnh minh hoạ)

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về giám sát, phòng chống COVID-19, đối với ca bệnh xác định, việc thu dung, quản lý điều trị, phòng chống lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Người mắc COVID-19 điều trị ngoại trú, cách ly thế nào?

Người mắc COVID-19 phải đeo khẩu trang. Khuyến khích tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và nên đeo khẩu trang hết ngày thứ 10 để tránh lây nhiễm cho người khác.

Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.

Người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người bệnh phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hằng ngày và khi dây bẩn.

Giữ thông thoáng, vệ sinh nơi lưu trú.

Ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19, phòng để tránh lây nhiễm thế nào?

Yêu cầu người nghi ngờ mắc bệnh thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân cần tự theo dõi sức khỏe; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác hoặc khi ra khỏi nơi lưu trú; hạn chế tiếp xúc với người khác.

Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc.

Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có biểu hiện bệnh nặng hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người cao tuổi; người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch; những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch; phụ nữ có thai) nên được làm xét nghiệm sớm để chẩn đoán xác định.

Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú: cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.

Người nghi ngờ mắc bệnh: nếu tự xét nghiệm và có kết quả dương tính cần thông báo cho trạm y tế xã, phường nơi lưu trú để được hướng dẫn và trợ giúp.

Khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế về phòng chống COVID-19

Đối với người bệnh được xác định mắc COVID-19 điều trị nội trú

Người bệnh sẽ được cách ly, điều trị tại khoa cấp cứu (nếu người bệnh ở trong tình trạng cấp cứu) hoặc được cách ly, điều trị theo chuyên khoa.

Tại các khoa lâm sàng, nếu phát hiện người bệnh mắc COVID-19 thì chuyển người bệnh vào buồng cách ly của khoa để cách ly, điều trị.

Buồng khám bệnh truyền nhiễm, hô hấp; khu vực tiếp đón (khoa cấp cứu) và các buồng cách ly tại các khoa lâm sàng phải đảm bảo yêu cầu về thông khí và luôn có sẵn các điều kiện, phương tiện cách ly theo quy định.

Từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2023, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch COVID-19, ghi nhận hơn 11,6 triệu ca mắc, xếp thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính theo tỉ lệ ca nhiễm trên 1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120, với bình quân 117.470 ca/1 triệu dân.

Tổng số ca khỏi bệnh là 10.640.953 ca. Số ca tử vong là 43.206, chiếm 0,4% tổng số ca nhiễm. Việt Nam xếp thứ 26 thế giới về tổng số ca tử vong, và thứ 141 về tỉ lệ tử vong trên 1 triệu dân. Trong khu vực châu Á, số ca tử vong xếp thứ 7/50 (thứ 3 ASEAN), tỉ lệ tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29 (thứ 5 ASEAN). Việt Nam cũng đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19.

Kim Ngân  
Ca mắc Covid-19 tăng báo động: Người bệnh có cần cách ly y tế?
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Bác sĩ 101 tuổi tự lái xe du lịch khắp thế giới nhờ 7 thói quen hàng ngày
Suy nhược thần kinh kéo dài, làm gì để vượt qua?
Thanh niên 25 tuổi mắc chứng 'rụng đầu' do nhìn điện thoại quá nhiều
Bác sĩ 95 tuổi chỉ 4 cách giúp tránh bệnh ung thư
Thực phẩm mốc nên vứt bỏ hay cắt phần hỏng để dùng tiếp?
Hơn 10% ca ung thư tại Việt Nam ở độ tuổi dưới 40: Bác sĩ chỉ 2 việc giới trẻ cần làm ngay
Phụ nữ học vấn cao, thu nhập tốt ngày càng uống nhiều rượu bia
6 loại bệnh không thuộc nhóm di truyền nhưng cả nhà đều mắc
Mận khô California: Bí quyết cho dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày tốt không, liệu có gây thiếu hụt vitamin D?
Bướu cổ lành tính: Tất cả những điều cần biết
Ưu việt từ phương pháp “Sinh không đau – không lo biến chứng” tại khoa Phụ sản Bệnh viện Mặt Trời
Tiếng khóc nghẹn ngào của cô gái trẻ nơi hành lang bệnh viện
Vì sao người chạy marathon cần tầm soát bệnh tim mạch?
Mang thai vị thành niên gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em gái 15 - 19 tuổi
Xem thêm