Vi rút Ebola nguy hiểm như thế nào?
Vi rút Ebola nguy hiểm như thế nào? Cách phòng tránh và điều trị bệnh sốt xuất huyết Ebola ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Vi rút Ebola nguy hiểm như thế nào?
Vii rút Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Công Gô, tại một ngôi làng ven sông Ebola vào năm 1976. Vì thế người ta đặt tên cho loại vi rút này là vi rút Ebola.
Vi rút Ebola là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Ebola.
Tổ chức y tế thế giới gọi đây là “một trong những bệnh dễ gây chết người nhất từng được biết đến”. Bệnh có thể gây tử vong đến 90% số người nhiễm. Hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc điều trị đặc hiệu cho cả người và động vật.
Nguy cơ lây lan dịch sốt xuất huyết Ebola
Trong tháng 02/2014 tại các nước Tây Phi, Guinea, Sierra Leone và Liberia đã có những ca bệnh bị nghi ngờ là phát xuất từ bệnh Virus Ebola.
Bác sĩ Sheik Umar Khan, người đứng đầu cuộc chiến chống dịch Ebola tồi tệ nhất từ trước đến nay ở Sierra Leone, đã chết do nhiễm vi rút này hôm 29/07/2014. Ông qua đời chưa đến một tuần sau khi có chẩn đoán nhiễm căn bệnh này. Bác sĩ Sheik Umar Khan đã đảm nhiệm việc điều trị cho hơn 100 bệnh nhân.
Bác sĩ Sheik Umar Khan.
Cái chết của ông xảy ra sau khi hàng chục nhân viên y tế địa phương đã chết vì căn bệnh này, và hai nhân viên y tế người Mỹ ở nước láng giếng Liberia cũng bị nhiễm bệnh, cho thấy mối nguy hiểm mà các nhân viên y tế đang phải đối mặt trong nỗ lực ngăn không cho dịch bệnh lan ra khắp tây Phi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 20/7, số ca nhiễm Ebola đã lên tới mức kỷ lục trong vụ dịch kéo dài nhiều tháng, ở mức 1.093 trường hợp, bao gồm hơn 660 người chết.
Tính đến ngày 1/8/2014, có 729 người chết ở Tây Phi trong tổng số 1.300 người mắc bệnh virus Ebola.
Tổng thống thống Nigeria cảnh báo nước này có hơn 30.000 người có nguy cơ mắc virus Ebola. Cùng trong ngày 3 quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng đã nhất trí thiết lập một vùng cách ly xuyên biên giới ở khu vực bùng phát dịch này.
Bộ Y tế đề nghị giám sát chặt cửa khẩu
Để chủ động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola không để lan truyền vào Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 5107/BYT-DP ngày 01/8/2014 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la (Ebola virus). Công văn nêu rõ:
Sở Y tế các tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu đển giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, lưu ý những người từ các quốc gia có dịch bệnh đồng thời thực hiện tốt việc giám sát tại cộng đồng và cơ sở y tế.
Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola và có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong vòng 21 ngày thực hiện ngay cách ly và lấy mẫu gửi về Viện Vệ sinh Dịch tễ Ttrung ương hoặc Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm xác định.
Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, phòng cách ly, trang thiết bị, thuốc, hóa chất trong dự phòng và điều trị Ebola. Đặc biệt lưu ý túi phòng hộ cá nhân như khẩu trang N95, bộ quần áo chống dịch cho nhân viên tế, người tiếp xúc gần, người nhà bệnh nhân, phương tiện vận chuyển riềng biệt, hóa chất khử khuẩn.
Điều trị bệnh nhân tại các cơ sở y tế có điều kiện đảm bảo tránh lây lan và hạn chế tối đa tử vong. Có kế hoạch bố trí giường bệnh. Thực hiện tốt phòng lây nhiễm bệnh không để nhân viên y tế, các bệnh nhân khác trong bệnh viện cũng như lây lan trong cộng đồng.
Phương Vũ (tổng hợp)