Sốt xuất huyết ở trẻ: Dấu hiệu cần phải nhập viện
Một số trường hợp sốt xuất huyết ở trẻ có thể điều trị tại nhà, nhưng với những triệu chứng sau đây, mẹ phải đưa con đi viện ngay để điều trị.
Hỏi:
Kính thưa bác sĩ, con tôi vừa đi khám bệnh và bác sĩ nói là nghi cháu bị sốt xuất huyết. Bác sĩ có cho thuốc về uống và hẹn tái khám. Xin hỏi trường hợp con tôi có cần thiết phải nhập viện điều trị hay không? Xin cảm ơn Bác sĩ.
Sốt xuất huyết ở trẻ, cha mẹ không thể lơ là
Trả lời:
Cách chăm trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Hơn 60% các trường hợp sốt xuất huyết là sốt xuất huyết nhẹ có thể điều trị tại nhà. Khi trẻ có dấu hiệu số, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế đảm bảo để khám và chuẩn đoán bệnh.
Với những trường hợp sốt xuất huyết nhẹ, bé có thể điều trị tại nhà. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc trẻ bệnh, cách uống thuốc hạ nhiệt, chế độ ăn…và hẹn tái khám theo dõi mỗi ngày.
Ngoài ra, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà như sau:
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol, liều 10 – 15 mg/ kg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày
- Có thể lau nước ấm (nhiệt độ như nước tắm em) để giúp trẻ hạ sốt.
- Uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu.
- Không nên: Dùng Aspirin để hạ sốt, cắt lễ, cạo gió, uống hoặc ăn những chất có màu đỏ, nâu, đen vì khi trẻ ói có thể nhầm với triệu chứng ói máu.
Uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu
Nhận biết dấu hiệu bệnh trở nặng
Tuy nhiên, cha mẹ cũng phải theo dõi chặt chẽ từng biểu hiện khác thường của trẻ và nhận biết các dấu hiệu trở nặng để có thể đem cháu đến bệnh viện kịp thời. Cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu như sau:
- Chảy máu cam, máu răng, ói máu, tiêu phân đen, tiểu máu.
- Trẻ hết sốt nhưng li bì, lừ đừ hoặc bứt rứt, quấy khóc nhiều.
- Lạnh tay chân.
- Tiểu ít.
- Đau bụng nhiều.
- Ói nhiều.
- Chảy máu cam, máu răng, ói máu, tiêu phân đen, tiểu máu.
ThS BS Lê Bích Liên
Trưởng Khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1