Triệu chứng sốt xuất huyết qua các cấp độ
Triệu chứng sốt xuất huyết qua các cấp độ là hoàn toàn khác nhau. Bệnh nhân cần chú ý quan sát để biết cách thăm khám bác sĩ và điều trị cho đúng.
Triệu chứng sốt xuất huyết qua các cấp độ
Bệnh sốt xuất huyết được chia thành 4 thể bệnh (cấp) để tiện cho việc theo dõi đánh giá và tiên lượng bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết cấp độ 1
Triệu chứng: Ở cấp 1, người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết cấp độ 2
Triệu chứng: Cấp 2, người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài (nữ giới).
Bệnh sốt xuất huyết cấp độ 3
Triệu chứng: Ở cấp 3, người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc.
Bệnh sốt xuất huyết cấp độ 4
Triệu chứng: Ở cấp 4 thì bệnh nhân đã bị sốc nặng.
Sốc là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh sốt xuất huyết. Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết bị tử vong là do sốc nặng.
Triệu chứng sốt xuất huyết qua các cấp độ.
Sốc là một hội chứng (gồm nhiều triệu chứng) với sự thể hiện tụt nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt giảm xuống dưới mức bình thường), nếu thân nhiệt giảm cùng với thời điểm của thuốc hạ nhiệt tác động mạnh thì rất nguy hiểm.
Người bệnh có thể bị giảm tri giác, tinh thần biểu hiện kém lanh lợi, lờ đờ, thậm chí lơ mơ, mê sảng. Kèm theo các biểu hiện đó là tụt huyết áp.
Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết ở các cấp độ
Độ I: Chủ yếu uống.
Độ II: uống kết hợp với truyền.
Độ III: Chủ yếu truyền.
Độ IV: Truyền tốc độ nhanh.
Cách xử trí khi xảy ra xuất huyết
Xuất huyết dưới da: Không cần xử trí có thể dùng Vitamin C, P, Rutin, thuốc kháng Histamin để bảo vệ thành mạch, hạn chế phản ứng dị ứng quá mẫn.
Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam dùng bông thấm antipyrin 20% thuốc co mạch nhét chặt lỗ mũi hoặc dùng gelaspon. Khi có chảy máu cam nhiều cần phải can thiệp chuyên khoa tai mũi họng.
Xuất huyết phủ tạng: Truyền máu tươi khi Hematocrit thấp. Truyền huyết tương, khối tiểu cầu khi Hematocrit cao.
Phương Vũ (tổng hợp)