Thứ bảy, 28/09/2024 17:21     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 29/07/2014 14:53

Những sai lầm chết người khi chăm trẻ sốt xuất huyết

Những sai lầm chết người khi chăm trẻ sốt xuất huyết mà cha mẹ cần tránh.

Những sai lầm chết người khi chăm trẻ sốt xuất huyết, do cha mẹ thiếu hiểu biết hay chủ quan?

Theo bác sĩ Lê Bích Liên - Trưởng khoa sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, rất khó để phân biệt bệnh sốt xuất huyết với bệnh nhiễm siêu vi thông thường.

“Có trẻ bị sốt xuất huyết trong tình trạng rất nặng mới đưa vào nhập viện. Một trong những nguyên nhân sai lầm là do gia đình chủ quan, thấy con mình biểu hiện nóng sốt liền tự ý ra ngoài tiệm thuốc tây mua thuốc. Đến khi con vẫn chưa hết sốt lại đổi thuốc, hay tăng liều bằng cách dùng thêm Aspirin, Ibuprofen, Dexa… Điều này dẫn đến việc chẩn đoán sốt xuất huyết có thể bị trễ và nặng hơn vì sử dụng thuốc không đúng. Không những vậy, trẻ có thể còn gặp những biến chứng nguy hiểm như ngộ độc thuốc, xuất huyết tiêu hóa, viêm gan do thuốc…”.

nhung-sai-lam-chet-nguoi-khi-cham-tre-sot-xuat-huyet-giadinhonline.vn 1

Không dùng aspirin khi điều trị sốt xuất huyết.

Không nên mạo hiểm điều trị khi trẻ bị sốt xuất huyết

Nhiều bậc cha mẹ bắt gió, nặn chanh, dùng rượu chà khắp người với hi vọng trẻ sẽ mau hạ sốt. Đây là cách làm sai lầm, dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ do ngộ độc rượu, sặc đường thở.

Dùng dao lam rạch da để lấy máu của trẻ cũng vô cùng nguy hiểm. Trẻ sẽ dễ bị tổn thương da, nhiễm trùng và thậm chí chẳng giúp ích gì cho việc hạ sốt.

Không nên chủ quan nếu trẻ hết sốt. Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ con hết sốt có nghĩa là đã khỏi bệnh. Thực ra, đây là lúc sốt xuất huyết chuyển sang giai đoạn mới, nặng hơn như ói, người lư đừ. Quá trình chữa trị bây giờ sẽ trở nên phức tạp hơn, và nguy cơ tử vong cũng cao hơn.

Những điều cha mẹ đặc biệt lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần luôn ở bên theo dõi diễn biến bệnh, kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu bệnh của trẻ có dấu hiệu trở nặng của sốt xuất huyết.

Theo lời khuyên của BS Liên, nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao dẫn đến co giật, trước hết, cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, để trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng mềm, không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì trẻ sẽ bị sặc. Tiếp theo là lau mát và hạ sốt, nếu áp dụng đúng trẻ sẽ hết giật sau 2 đến 5 phút.

Phương Vũ (tổng hợp)

Tags:
Vì sao người trẻ ngày nay thường 'mong manh' hơn thế hệ trước?
Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Sữa non đạm thực vật giúp trẻ tăng cân khoa học đầu tiên tại Việt Nam
42/1000 phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Bắn dây thun vào cổ tay: Nguy cơ tổn thương mạch máu, ảnh hưởng tâm lý
Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?
Đột quỵ não khi giao mùa: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Kiệt sức, nhập viện tâm thần vì thức xuyên đêm… canh vợ
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
Rước họa vào thân do nhiều năm bất chấp giảm cân, nhuộm tóc
Xem thêm