Chủ nhật, 19/05/2024 10:15
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 09/11/2018 13:00

Trí nhớ ở người già sa sút và lời cảnh báo từ chuyên gia

Bệnh nhân bị sa sút trí tuệ có biểu hiện suy giảm trí nhớ, giảm khả năng xác định không gian, thời gian, địa điểm, ngôn ngữ.

Bệnh có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Sa sút trí tuệ không chỉ tiêu tốn khá nhiều chi phí chăm sóc sức khỏe cho người bệnh mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

3 giây, thế giới lại có thêm 1 người bị sa sút trí tuệ

Bệnh sa sút trí tuệ là sự suy giảm dần khả năng trí tuệ vốn có từ trước của bệnh nhân. Theo một nghiên cứu dịch tễ học ở nước ta, tỷ lệ sa sút trí tuệ chiếm từ 4,8-5% ở người trên 60 tuổi. Như vậy, Việt Nam có khoảng 500.000 người trên 60 tuổi bị sa sút trí tuệ và xu hướng đang ngày càng gia tăng.

Theo GS Jean Piere Michel- Giám đốc Liên đoàn đào tạo lão khoa (Hội Lão khoa thế giới): “Cứ 3 giây, thế giới lại có thêm 1 người bị sa sút trí tuệ, mỗi năm có 7,7 triệu người mắc mới”.

anh 1

Sa sút trí tuệ là căn bệnh nguy hiểm đối với người già

Có hai nguyên nhân chính gây nên bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là bệnh Alzheimer và các bệnh do nguyên nhân mạch máu.

Thứ nhất, bệnh do nguyên nhân mạch máu gồm: nhồi máu não đa ổ; nhồi máu não ở các vị trí hạch nền, đồi não, vùng trán...; bệnh não chất trắng xơ cứng động mạch dưới vỏ Binswanger; sa sút trí tuệ đa ổ khuyết dưới vỏ do tăng huyết áp và tiểu đường; sa sút trí tuệ do xuất huyết não.

Thứ hai, bệnh do mạch máu phối hợp với bệnh Alzheimer: bệnh toàn thân gây sa sút trí tuệ như thiểu năng tuyến giáp, thiếu vitamin B12 và acid folic, tăng canxi máu, nhiễm HIV, giang mai thần kinh; bệnh ở hệ thần kinh trung ương làm mất nhận thức: u não, não úng thủy, tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson...

Biểu hiện sớm của sa sút trí tuệ thông thường là giảm trí nhớ tức là bị quên những điều đã biết trước đây. Bệnh nhân gặp khó khăn khi tiêu tiền, mất kỹ năng mua sắm, gặp khó khăn khi đi lại, lúc dùng điện thoại... Thay đổi nhân cách như vẻ mặt ngơ ngác, thái độ thờ ơ với mọi người, hay than phiền là bị quên hết cả. Bệnh nhân bị loạn trí nhớ về không gian, khó nhận biết nơi mình đang ở và những nơi khác mà mình đã biết trước đây, họ luôn tin rằng họ đang ở một nơi khác với nơi họ đang ở thật sự dù có những đồ vật quen thuộc.

Có những bệnh nhân lại gặp chứng quên toàn bộ thoáng qua. Đó là một rối loạn có tính chất chu kỳ của hệ thần kinh trung ương biểu hiện bằng sự mất trí nhớ đột ngột. Họ thường hay lặp lại câu hỏi, nhấn mạnh từ cuối hay nhắc lại đoạn cuối của câu. Nếu bị quên do cao tuổi thì bệnh nhân mất dần tính hài hước trong giao tiếp, suy nghĩ chậm dần, nhân cách ít biến đổi, thường quên sự việc mới xảy ra nhưng lại nhớ rất kỹ các sự việc đã xảy ra rất lâu.

Trường hợp bị quên do các nguyên nhân tâm thần, bệnh nhân thường bị rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, chất lượng công việc giảm sút, ăn mất ngon, hay lo lắng sợ hãi. Nếu bị quên do các bệnh thần kinh thường có các biểu hiện khiếm khuyết thần kinh. Đa số bệnh nhân sa sút trí tuệ bề ngoài vẫn có vẻ bình thường, nên không phát hiện sớm được bệnh. Do giảm trí nhớ và nhận thức nên bệnh nhân gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy bệnh nhân ngày càng bị động và dần dần lẩn tránh mọi giao tiếp xã hội.

Những bệnh nhân sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu còn có thêm các biểu hiện thần kinh khu trú như: yếu cơ, liệt cơ, rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ. Các nhà chuyên môn còn định ra tiêu chuẩn để xác định sa sút trí tuệ giai đoạn sớm gồm: bệnh nhân có than phiền về việc giảm sút trí nhớ; trí nhớ của bệnh nhân có giảm so với tuổi; mọi hoạt động, sinh hoạt trong đời sống hằng ngày vẫn bình thường; chức năng nhận thức chung bình thường; bệnh nhân chưa bị sa sút trí tuệ.

Phương pháp phòng và điều trị sa sút trí tuệ

GS.TS Phạm Thắng - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, sa sút trí tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của những chuyên gia lão khoa bởi khi tuổi thọ trung bình ngày càng cao, số người mắc bệnh này ngày càng nhiều.

GS Thắng cũng cảnh báo, bệnh sa sút trí tuệ gây thoái hóa thần kinh với chi phí tốn kém trong chăm sóc. Với tiến bộ của y học có thể điều trị sự suy giảm trí nhớ ở giai đoạn còn sớm hoặc làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị đặc hiệu đối với các chứng quên do sa sút trí tuệ, quên do tai biến mạch máu não, quên ở người cao tuổi...

anh 2

Tập thể dục là cách phòng tránh bệnh tốt nhất

Theo quan niệm mới, có thể dùng các thuốc chống thoái hóa não như các vitamin E, C, gingo giloba và piracetam có tác dụng chống ôxy hóa bảo vệ tế bào não tránh khỏi tác hại của các gốc tự do. Để điều trị bệnh sa sút trí tuệ có thể sử dụng một trong các thuốc sau: thuốc ức chế men cholinesterase; ở phụ nữ dùng nội tiết tố estrogen thay thế; sử dụng nhóm thuốc statin; thuốc chống tinh bột hóa ở hệ thần kinh.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu căn bệnh này, chủ yếu dùng thuốc chỉ để làm chậm tiến triển của bệnh. Vì thế, phòng ngừa vẫn là quan trọng nhất, đặc biệt khi các yếu tố nguy cơ ngày càng nhiều hơn.

Tập thể dục đều đặn thường xuyên giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa cũng như sa sút trí tuệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục làm giảm tần suất tai biến mạch máu não ở nam 40-49 tuổi do giúp giảm huyết áp, giảm trọng lượng cơ thể, giảm fibrinogen huyết tương, giảm hoạt động tiểu cầu, tăng hoạt hóa plasminogen huyết tương...

Thực hiện chế độ ăn điều độ, hợp lý như giảm ăn muối; bổ sung đầy đủ các vitamin B12, B6, folat trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nồng độ homocystein; bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia... sẽ giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch, nhũn não và tai biến mạch máu não.

Dinh dưỡng phòng và điều trị bệnh sa sút trí tuệ người già

Thành phần của thức ăn nên đảm bảo đủ các thành phần như rau xanh: cải, cải bắp, súp lơ xanh... vì những loại rau lá có màu xanh mà theo một số nghiên cứu được cho là có thể giúp ngăn chặn quá trình suy giảm nhận thức của não bộ. Cũng nên cho người bị sa sút trí tuệ ăn những loại thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá hồi và một số loài cá sống ở vùng nước lạnh khác như cá bơn, cá ngừ, cá sardines, cá thu; các loại hạt đậu, hạt lanh và dầu thực vật như dầu olive. Bên cạnh đó, trong khẩu phần ăn của người bị sa sút trí tuệ cũng nên được cung cấp đủ các chất như acid folic, vitamin B12, B1, D, E, coenzyme Q10 và magne. Người bị sa sút trí tuệ không nên ăn mỡ động vật, thịt có màu đỏ, thức ăn nhanh, đồ rán hoặc nướng, thực phẩm đóng hộp, chế biến công nghiệp và tuyệt đối không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia.

->“Cứu cánh” cho người viêm đại tràng nhờ sáng chế của người Nhật

Clip:Tiểu Long Nữ Lưu Diệc Phi đóng phim của Kim Dung

Hà Dương  
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
Xem thêm