Thứ tư, 11/06/2025 16:23     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 28/07/2014 16:21

Tìm hiểu về loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Tìm hiểu về loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chính là cách để chúng ta phòng tránh nguy cơ sốt xuất huyết tốt nhất. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm hiểu biết về đặc điểm sinh sống, hoạt động truyền bệnh của loài muỗi này.

Tìm hiểu về loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi vằn Ades aegypty là vector chính trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH).

Môi trường sản sinh muỗi sốt xuất huyết

Muỗi Aedes sinh sản quanh năm, cao nhất vào những tháng sau mùa mưa muỗi sinh sản nhiều và liên quan đến việc tích trữ nước trong bể, chum vại, cống rãnh nước hoặc nước ở đồ phế thải chai lọ, vỏ đồ hộp...

Muỗi Aedes chỉ đẻ ở các vật chứa nước sạch có sẵn trong nhà và xung quanh hiên nhà, nhất là những vật chứa có ánh sáng mặt trời chiếu rọi 30-40%/ngày (cho nước ấm). Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành khoảng 11-18 ngày, khi nhiệt độ 29-31oC.

Muỗi Aedes không bay xa được (bay được khoảng 400m) nên sự di chuyển mang virus Dengue đến nơi xa là do muỗi mang virus hoặc người đang bị bệnh đi theo đường giao thông (máy bay, tầu hỏa, ô tô...) đến các nơi từ tỉnh này đến tỉnh khác.

Đặc tính săn mồi của muỗi sốt xuất huyết

Chúng tìm mồi suốt ngày, nhưng thường hoạt động tích cực vào sáng sớm và chiều mát, chỉ đậu nghỉ khi đã no máu hoặc vào ban đêm.

tim-hieu-ve-loai-muoi-truyen-benh-sot-xuat-huyet-giadinhonline.vn 1

Tìm hiểu về loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi Aedes tìm chích người trong nhà hoặc ngoài hiên nhà và chỉ trú đậu tiêu máu trong nhà, chưa thấy muỗi tìm đốt người hay trú đậu ngoài nhà.

Chúng rất thích đậu trên các loại vải có màu tối đậm, nhiều lông tơ mịn: áo len, quần jean và cũng thích trú đậu trên quần áo chưa giặt giũ…

Muỗi sốt xuất huyết rất tinh ranh, nhanh nhẹn. Khi có thời cơ, sẵn sàng đáp xuống chích hút máu ngay, rồi bay đi rất nhanh, vì chúng không rình mồi, không gây mê da khi đốt như nhiều loại muỗi khác.

Cách phòng tránh muỗi sốt xuất huyết

Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa, do đó, muốn phòng bệnh tốt cần phải loại bỏ được những dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng, hoặc thả cá ăn bọ gậy.

Mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày, không ngủ ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).

Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ cơ thể mọi lúc, cả ngày lẫn đêm. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.

Phương Vũ (tổng hợp)

Tags:
Dập nát bàn tay do dùng điện thoại khi sạc pin
Ù tai ở người cao tuổi: Vấn đề không thể xem thường
Hành trình 10 ngày giành giật sự sống cho bé trai sơ sinh
Thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Người suy thận độ 1 làm gì để bệnh không tiến triển?
Nội soi phế quản – “chìa khóa vàng” trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp
Chấn thương do đá bóng thường gặp nhưng dễ bị xem nhẹ
Khi nào cần mổ u xơ tử cung?
Cựu bác sĩ Đội tuyển Quốc gia Việt Nam cảnh báo chấn thương âm thầm cản bước đam mê sân cỏ
Long Châu hợp tác công ty dược phẩm hàng đầu Đức tầm soát sớm bệnh thận mạn miễn phí
Thói quen buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày gấp 7 lần
Thịt lợn có những dấu hiệu này, rẻ mấy cũng tránh xa kẻo “rước bệnh vào người”
Vì sao ăn nhiều đường lão hóa nhanh hơn?
Chính thức bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc hai con
100 ngàn người Việt tử vong mỗi năm vì thuốc lá
Có thể phạt đến 100 triệu đồng khi chọn giới tính thai nhi
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Điều gì xảy ra với cơ thể khi nhịn ăn trong 36 giờ?
Mắc ung thư do làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày, thường xuyên thức khuya
Biết 2 tác hại này, 3 đối tượng sau tuyệt đối tránh xa tai nghe
Xem thêm