Thứ năm, 21/11/2024 16:41     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 23/07/2014 14:04

Dịch sốt xuất huyết: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại Việt Nam

Dịch sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng trong năm 2014. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 9.011 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 42 tỉnh/thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh.

Dịch sốt xuất huyết chủ yếu tại miền Nam

Số mắc tập trung tại khu vực miền Nam (83,8%) sau đó đến khu vực miền Trung (12,9%). Mặc dù số mắc cả nước giảm 38,3% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên số mắc có tăng cục bộ tại một số tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 36,7%, TP. Hồ Chí Minh tăng 32,2%, Bình Dương tăng 28,8%, Bình Thuận tăng 5,7%, Đồng Nai 2,5%.

dich-sot-xuat-huyet-nguy-co-bung-phat-dich-benh-tai-viet-nam-giadinhonline.vn 1

Dịch sốt xuất huyết bùng phát và có diễn biến phức tạp.

Trước tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng tại địa bàn phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội), sáng 23/7, đoàn công tác gồm lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy và UBND phường Yên Hòa đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết của các hộ dân trên địa bàn phường.

Theo số liệu từ Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy, từ đầu năm 2014 đến ngày 20/7, có 14 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 4/8 phường (Mai Dịch, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Yên Hòa), trong đó tập trung chủ yếu ở phường Yên Hòa (11 người).

Đề phòng dịch sốt xuất huyết có thể lây lan, bùng phát trên diện rộng, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy phối hợp UBND phường Yên Hòa tổ chức diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành, xử lý ổ dịch theo quy định. Đến nay, ổ dịch vẫn đang hoạt động nhưng có chiều hướng giảm.

Bộ Y tế yêu cầu tích cực phòng chống dịch sốt xuất huyết

Để chủ động phòng chống sốt xuất huyết ngay từ đầu mùa dịch, Bộ Y tế đã tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Ngoài ra, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau đây:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn

- Cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Phương Vũ (tổng hợp)

Tags:
Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
'Thủ phạm' âm thầm gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ
Rụng tóc bất thường đừng chủ quan, có thể liên quan 7 vấn đề sức khỏe
Vì sao có những khi chợt quên một việc đang định làm, một người đã gặp nhiều lần?
Cuộc sống đảo lộn vì đợt 'càn quét' của loài kiến có độc tố gấp 15 lần rắn hổ mang
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Bệnh khó nói của đàn ông tiền mãn dục
Xem thêm