Thứ năm, 25/04/2024 07:21
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 10/06/2022 05:30

Thị trường du lịch trực tuyến: OTA nội thất thế

Thua thiệt về nền tảng tài chính lẫn công nghệ, các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) nội địa đang rơi vào tỉnh cảnh thua trên “sân nhà”.

OTA ngoại chiếm lĩnh thị phần

Thị trường du lịch trực tuyến Việt Nam đang có sự tăng trưởng đột phá. Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, giai đoạn 2015 – 2019, việc tìm kiếm thông tin du lịch trên mạng đã tăng hơn 32 lần. Báo cáo của Google và Temasek ước tính quy mô du lịch trực tuyến tại Việt Nam sẽ đạt mốc 9 tỷ USD vào năm 2025.

Tuy nhiên, miếng bánh béo bở này gần như bị các OTA nước ngoài độc chiếm. Số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy, các OTA toàn cầu như Agoda, Booking, Traveloka, Expedia… chiếm tới 80% thị phần du lịch trực tuyến Việt Nam. Chỉ có trên 10 OTA Việt Nam đang hoạt động trên thị trường như Gotadi, VnTrip, Ivivu, Chudu, Mytour.vn, Vinabooking... có thị phần vô cùng nhỏ và hầu hết đều chưa có lãi sau nhiều năm gia nhập.

Ông Phùng Xuân Khánh, CEO Tiên Phong Travel, chỉ ra doanh nghiệp Việt đang thua trên “sân nhà”, do yếu và thiếu nguồn lực.

“Khoảng 95% công ty lữ hành Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vốn và nhân lực đều có hạn, nên không tiếp cận hoặc không thể mua được các phần mềm, ứng dụng hiện đại nhất; không thể hợp tác được với tất cả cơ sở lưu trú, hãng vé máy bay tại Việt Nam, chứ chưa nói đến ở nước ngoài, cũng không đủ lực ‘ôm’ những series vé máy bay, phòng khách sạn lớn để có giá tốt”, ông Khánh chia sẻ.

Thực tế, cùng là đại lý du lịch trực tuyến (OTA) nhưng OTA nội địa thì oằn mình chịu 20% thuế thu nhập doanh nghiệp và 8% VAT. Trong khi đó, OTA nước ngoài né được 2 khoản thuế này do không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, vì vậy, không có cơ sở quy trách nhiệm kê khai và nộp thuế. Thua thiệt đủ đường, các OTA nội địa không thể cạnh tranh về giá với OTA ngoại. Ngược lại, nhờ có nguồn vốn đầu tư dồi dào, OTA nước ngoài thường xuyên tung ra chính sách ưu đãi để hút khách.

du lich online

Chuyển đổi số là bắt buộc với các OTA nội địa

Lý giải về tình trạng “thất thế” của OTA trong nước, ông Đặng Thành Trung, đồng sáng lập ezCloud nhìn nhận, điểm yếu của chúng ta còn nằm ở công nghệ. Tại Việt Nam chưa có nền tảng OTA chuẩn, đa phần còn nửa vời, vừa kết hợp công nghệ, vừa chạy thủ công. Nếu như đặt qua OTA nước ngoài chỉ mất 3 - 5 phút, thì qua các kênh OTA nội phải mất khoảng một ngày, khách hàng lựa chọn các OTA ngoại là điều dễ hiểu.

Hợp lực, chuyển đổi số

Trước xu hướng “đón du khách từ cái nhấp chuột” đang bùng nổ mạnh mẽ, chuyển đổi số là bước đi tất yếu để chạy đua với các OTA ngoại vốn có ưu thế vượt trội về công nghệ do đã phát triển nhiều năm.

“Chỉ khi chuẩn hóa, tích hợp hệ thống giữa các OTA một cách dễ dàng, mới tăng được lượng khách hàng, doanh thu, đủ sức cạnh tranh với OTA ngoại”, ông Trung nhận định.

Để đạt được mục tiêu này, ngành du lịch nên có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật chung để các nền tảng liên thông dữ liệu, khắc phục tình trạng dữ liệu tại các địa phương, các đơn vị đang không đồng nhất, mỗi nơi một kiểu hiện nay. Bởi vậy, không chỉ doanh nghiệp lữ hành mà các địa phương, điểm đến cũng cần đẩy mạnh chuyển đổi số.

Đồng quan điểm, ông Ngô Minh Đức, nhà sáng lập Gotadi, cho rằng doanh nghiệp du lịch Việt Nam phải làm chủ được công nghệ thông tin thì mới cạnh tranh, đứng vững và phát triển được trên “sân nhà”. Doanh nghiệp du lịch Việt phải liên kết, chuyển đổi số cùng nhau, thì mới có thể hình thành, phát triển được hệ sinh thái của người Việt với nhà cung cấp dịch vụ thông minh, người dùng thông minh, điểm đến thông minh.

“Qua việc cùng nhau trải nghiệm, nâng cấp hệ thống của người Việt, chúng ta sẽ thường xuyên nâng cấp, tăng số lượng các nhà cung cấp, mở rộng đối tượng sử dụng, áp dụng các loại thẻ Việt, thẻ du lịch Việt ở mọi nơi, không phụ thuộc vào các nhà trung gian nước ngoài nữa”, ông Đức khuyến nghị.

Bên cạnh đó, cần cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến đa dạng, từ tìm kiếm điểm đến, đặt vé máy bay, tour du lịch đến các gói combo phục vụ doanh nghiệp, du khách Việt Nam. Nhờ đó, du khách dễ dàng tìm kiếm khách sạn, tour, nhà hàng, điểm vui chơi, các đặc sản địa phương; đặt phòng khách sạn/tour, đặt bàn nhà hàng và lên kế hoạch chuyến đi trên nền tảng duy nhất.

Ngoài ra, cần đảm bảo nghĩa vụ thuế của các đại lý du lịch trực tuyến nước ngoài nói riêng và các cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại điện tử nói chung để xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp, nhất là sau 2 năm “đóng băng” vì Covid.

Bùi Tam  
Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4
Tưng bừng lễ hội chào hè “full” đặc quyền của cư dân Ocean City
K-Town tái định nghĩa phố Hàn tại Việt Nam
Huyền thoại saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam
Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức
Âm nhạc sôi động, pháo hoa rực sáng tại NovaWorld Phan Thiet dịp 30/4
Nhiều cư dân Vinhomes Grand Park “bỏ kèo” du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Sun World Ba Na Hills và những lý do “gây thương nhớ” cho du khách
“Thiên đường tình yêu” khiến đôi lứa xiêu lòng ở phía Đông Hà Nội
Sun Ponte Residence: Lời chào từ biểu tượng sống mới bên sông Hàn
Tạm dừng đón khách tham quan Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn - Hạ Long
Lần đầu tiên Việt Nam có lễ hội Carnaval trên biển
Lưu ngay kinh nghiệm du lịch Phú Quốc với chi phí lưu trú xấp xỉ 1 triệu đồng
Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh – Tây An (Trung Quốc)
Giới thượng lưu thỏa mãn khát khao “đưa sân golf về nhà”
Xu hướng du lịch của giới thượng lưu
Hot rần rần tiệc buffet ‘vòng quanh châu Á’ tại Novotel Đà Nẵng 
Hành trình Vinpearl Safari ghi danh Phú Quốc trên bản đồ bảo tồn động vật hoang dã thế giới
Sun Group tiếp tục đồng hành tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2024
Bão ưu đãi từ Công viên Châu Á, mua vé vui chơi kèm ngay combo ăn uống “cực đã”  
Xem thêm