Chủ nhật, 19/05/2024 06:14
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 02/11/2017 06:30

Suýt chết vì dùng thuốc viêm họng “tự kê đơn”

Căn bệnh viêm họng của bà Nhàn ( Linh Đàm, Hà Nội) tái phát, kèm theo với những cơn ho và đau họng nên bà rất khó chịu.

t

Bà Nhàn suýt phải gánh hậu quả vì thói quen tự kê đơn thuốc (Ảnh minh họa)

-> 100 mẹo hay để sống khỏe mỗi ngày

Tự kê đơn thuốc cho mình

Mua thuốc ở hiệu thuốc về uống 3 ngày không khỏi, bà Nhàn đang tính về quê để điều trị bằng mấy loại cây thuốc cổ truyền. Tâm sự với bà Nguyên sống ở căn hộ bên cạnh, bà Nguyên bảo: “Tôi cũng bị ho kéo dài, vừa đi khám ở bệnh viện Bạch Mai, uống cái khỏi ngay. Bà cũng đi khám đi cho dứt điểm”. Bà Nhàn ngại đi bệnh viện, nhĩ các triệu trứng bệnh của mình giống bạn nên hỏi xin đơn thuốc của bà Nguyên rồi ra hiệu thuốc mua về dùng.

Uống theo đơn thuốc của bà Nguyên đến ngày thứ 2 thì bà cảm thấy khó thở, choáng váng rồi ngã xuống sàn nhà. Đứa cháu sợ quá chạy sang gọi hàng xóm rồi đưa đi cấp cứu.

Thoát chết nhờ cấp cứu kịp thời

Nhờ được đưa đi cấp cứu kịp thời nên bà Nhàn không nguy hiểm đến tính mạng. Nói về trường hợp của bà Nhàn, Bác sỹ cho biết, bà Nhàn bị tai biến do dùng thuốc kháng sinh cấm chỉ định với người bệnh thận. Do bà Nhàn có tiền sử bị bệnh thận mà lại dùng kháng sinh không đúng khiến cho lượng gentamicin tăng cao trong máu, gây thiếu máu trầm trọng và bị tai biến khi sang ngày thứ 2 dùng thuốc. Việc đào thải kháng sinh qua thận cũng kéo theo cả việc suy giảm chức năng thận cho nên hiện tại mặc dù đã được cấp cứu kịp thời không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bà phải điều trị bệnh thận.

Thuoc 1

Việc tự kê đơn thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể gây chết người (Ảnh minh họa)

Theo bác sỹ do đặc điểm sinh lý của người cao tuổi cho nên có nhiều điều bất lợi khi người cao tuổi dùng thuốc kháng sinh. Mức độ hấp thu thuốc kháng sinh nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ lão hóa của cơ thể từng người. Nếu mức độ lão hóa ít thì sự hấp thu tốt hơn nhiều so với cơ thể có sự lão hóa nhiều. Và khi mức độ lão hóa tăng thì khả năng gắn protein vào huyết tương cũng giảm. Nếu kháng sinh gắn vào protein huyết tương giảm sẽ làm xuất hiện hiện tượng kháng sinh lưu hành trong cơ thể dưới dạng tự do và gây độc cho cơ thể.

Sự phân phối thuốc kháng sinh trong cơ thể người cao tuổi cũng có nhiều thay đổi, hiện tượng này tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc kháng sinh và trạng thái bệnh lý của từng người. Chính vì vậy, người già không nên tự “kê đơn” cho mình hoặc uống theo đơn của người khác sẽ gây hiện tượng kháng thuốc và gây nguy hiểm tính mạng.

Video: Cụ bà thủ thỉ, vỗ về cụ ông trong bệnh viện khiến người khác phải "ghen tị"

Pepsi Vongphakdy  
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Xem thêm