Thứ bảy, 03/05/2025 21:49     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 22/06/2024 05:00

Suy thận cấp sau nhiều giờ nhịn khát làm việc dưới trời nắng

Trước nhập viện 3 ngày, bệnh nhân có đi làm hoa màu từ 7h đến trưa dưới thời tiết nắng nóng. Trong suốt thời gian này, bệnh nhân chỉ mang theo 500ml nước uống.

Khoa Nội thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đang tiếp nhận điều trị một bệnh nhân nam 71 tuổi, sống tại Hà Nội bị tăng kali máu, suy thận cấp do thiếu thể tích tuần hoàn.

Trước nhập viện 3 ngày, bệnh nhân có đi làm hoa màu từ 7h đến trưa dưới thời tiết nắng nóng. Trong suốt thời gian này, bệnh nhân chỉ mang theo 500ml nước uống.

Sáng ngày hôm sau, bệnh nhân xuất hiện tình trạng mệt mỏi nhiều, khi ăn uống bị nôn. Bệnh nhân được gia đình đưa vào cơ sở y tế gần nhà.

Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy ông có tình trạng tăng ure, creatinin máu và được chẩn đoán suy thận cấp do thiếu nước.

Sau một ngày điều trị, bệnh nhân xuất hiện các biến chứng của suy thận cấp với chẩn đoán là: Tăng kali máu, suy thận cấp, thiếu thể tích tuần hoàn. Tiên lượng phải lọc máu cấp cứu nên bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nội thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang để điều trị.

TS.BS Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận - Tiết niệu chia sẻ: "Tại thời điểm nhập viện, chỉ số creatinin của bệnh nhân lên tới gần 800μmol/l, kali máu là 6,7mmol/l.

Sau khi tiếp nhận chúng tôi đã tiến hành đánh giá toàn diện bệnh nhân, phối hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng. Khoa tiến hành điều trị bù nước, điện giải tích cực cho bệnh nhân.

Sau 2 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân dần ổn định, chức năng thận có dấu hiệu phục hồi: Bệnh nhân tiểu trung bình 5l/24 giờ, kali máu về trong giới hạn bình thường, creatinine máu giảm xuống khoảng 400μmol/l, bệnh nhân không phải lọc máu".

Bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Nội thận - Tiết niệu

Theo chuyên gia này, với bệnh nhân suy thận cấp trong giai đoạn phục hồi sẽ tiểu nhiều hơn. Do đó, trong giai đoạn này các bác sĩ phải theo dõi sát việc tiểu tiện của bệnh nhân, để có kế hoạch bù nước và điện giải phù hợp cho bệnh nhân.

Nếu không bù đủ dịch, điện giải trong giai đoạn này thì bệnh nhân có nguy cơ rơi vào tình trạng rối loạn điện giải, mất nước.

"Hiện tại, bệnh nhân bài tiết được 5l nước tiểu trong một ngày. Chúng tôi phải theo dõi và bù lượng dịch tương đương. Nếu tình trạng vẫn tiến triển tốt, dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện trong vài ngày tới", TS Tuyên thông tin.

Phân tích rõ hơn về cơ chế gây suy thận cấp của bệnh nhân trên, theo TS Tuyên, trời nắng nóng khiến chúng ta mất nước nhiều, mất điện giải.

Nếu không được bù nước đúng mức sẽ dẫn tới giảm thể tích tuần hoàn. Điều này đồng nghĩa với việc giảm cung lượng máu đến mô và các cơ quan, đặc biệt là thận, gây ra tình trạng suy thận cấp.

"Trời nắng nóng, nếu chỉ làm việc trong môi trường bình thường, không quá nặng nhọc thì mỗi ngày chúng ta đã phải bù 3 - 4 lít nước.

Với trường hợp phải làm việc trong môi trường nắng nóng khắc nghiệt như bệnh nhân trên thì mức bù nước phải nhiều hơn. Trong khi đó, bệnh nhân chỉ uống 500ml nước xuyên suốt buổi sáng", TS Tuyên phân tích.

Cũng theo chuyên gia này, giai đoạn nắng nóng cao điểm tiềm ẩn nguy cơ gia tăng suy thận cấp do mất nước.

Trên thực tế, chỉ trong 2 tháng cao điểm nắng nóng của năm 2023, Khoa Nội thận - Tiết niệu cũng đã tiếp nhận 5 bệnh nhân suy thận cấp do mất nước.

Từ thực trạng này, TS Tuyên khuyến cáo, người dân trong điều kiện nắng nóng hiện nay, cần đảm bảo bổ sung đủ nước và điện giải để tránh các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là suy thận cấp.

"Khi đổ mồ hôi, chúng ta không mất nước mà còn cả điện giải. Do đó nếu chỉ bù nước có thể đối mặt với nguy cơ rối loạn điện giải. Người dân có thể bù điện giải bằng các loại nước có chất điện giải như nước cam, oresol", TS Tuyên khuyến cáo.

Thúy Ngà  
Bé gái 7 tuổi nguy kịch từ một vết thương không ngờ
Đặt vòng tránh thai vẫn có bầu: Lời cảnh báo không nên bỏ qua
Nhập viện gấp sau 1 lần 'lỡ dại'
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
20 tuổi bị huyết áp cao, nguyên nhân do đâu?
Bé gái 5,5 tháng tuổi suýt tử vong do nhiễm RSV
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Bác sĩ Nguyễn Duy Phương: Người thắp lửa hạnh phúc cho những mái ấm từng lặng lẽ đau thương
Lạm dụng 'cứu tinh' của mùa hè, nhiều người mắc bệnh đường hô hấp
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Lưu ý quan trọng khi đi xem diễu binh
Rộ trào lưu uống nước chanh chữa bách bệnh: Chanh có tác dụng gì, dùng thế nào cho đúng?
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Cách nhận biết viêm da ở trẻ
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Mắc bệnh tình dục do thói quen thường gặp khi hát karaoke
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Xem thêm