Chủ nhật, 19/05/2024 20:25
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 22/12/2014 07:54

Phật pháp căn bản: Nguyên nhân khiến cái khổ có nơi chúng sanh (Tập đế)

Tập đế nói cho đủ là Khổ Tập Thánh Đế, có nghĩa là nguyên nhân khiến cho Khổ Đế có mặt.

Tập là sự tích tụ của những nhân duyên gây nên đau khổ như tham, sân, si, ái, thủ, vô minh. Như thế, tập đế chính là nhân khổ và khổ đế là quả khổ.

phat-phap-can-ban-nguyen-nhan-khien-cai-kho-co-noi-chung-sanh-tap-de-giadinhonline.vn 1

Đức Phật dạy, nhân duyên gây nên đau khổ cho chúng sanh xuất phát từ tham, sân, si, ái, thủ, vô minh

Nhân duyên gây khổ có nhiều, có thể thâu tóm trong các loại sau:

Kiết sử: là tên gọi của 10 căn bản phiền não, tức là những phiền não gốc mà từ đây các phiền não khác có mặt. Kiết nghĩa là trói buộc, sử có nghĩa là sai khiến. Mười thứ này sai khiến ta tạo các nghiệp ác đưa đến khổ đau và trói buộc ta trong vòng sanh tử luân hồi.

Mười sử này chia làm hai loại là độn sử và lợi sử

- Độn sử: Độn có nghĩa là trì trệ, gốc rễ sâu chắc khó diệt trừ, còn có tên là câu sanh phiền não, là những phiền não gốc rễ có mặt một lần với thân ta. Nó có 5 thứ là: tham, sân, si, mạn, nghi.

Tham là những ham muốn, những khao khát về 5 thứ dục lạc của thế gian: tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Những ham muốn này dẫn dắt con người, tạo ra muôn vàn tội lỗi và khổ não cùng cực

Sân là sự giận dữ, những cơn nóng giận nổi lên trong tâm làm chúng ta không còn phân biệt phải trái và có những lời nói cay độc, hành động tàn bạo. Sự giận dữ này có mặt là do không thỏa được lòng tham và bị ngã chấp chi phối.

Si là sự mê hoặc, lầm lẫn, bị mê hoặc bởi sắc đẹp tiền tài... rồi tạo ra những thủ đoạn để chiếm hữu cho được là tác dụng của si. Si không phải chỉ có ở người u mê mà còn hiện hữu ở người có trí. Tệ hại hơn ở người có trí, khi bị mê hoặc thì thủ đoạn rất tàn bạo, gây ra những tội ác ghê gớm mà người ta không thể tưởng tượng nổi.

Mạn là sự hiện hữu của ngã chấp. Nó là sự khinh người và luôn luôn muốn hơn chứ không muốn thua, là tâm lý tự ái mà ai đụng đến cũng không được. Chính nó đưa đến thói kiêu căng hợm hĩnh và không chịu học hỏi với những người dưới mình.

Nghi là nghi ngờ, không có đức tin. Có 3 loại chính: nghi mình, nghi người, nghi pháp. Nghi mình không thể thành người tốt, nghi người không thể sửa và nghi pháp không đưa mình đến an lạc giải thoát. Nghi ngờ về mặt thế gian làm cho quan hệ giữa con người mỗi ngày một xấu, về mặt tu tập thì làm cho sự hoàn thiện nhân cách bị trở ngại

- Lợi sử: Lợi có nghĩa là bén nhạy, là cành ngọn dễ đoạn trừ hơn trong quá trình tu tập. Có 5 lợi sử là : thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ.

Thân kiến: kiến là tri kiến, là cái thấy. Thấy và chấp thân 5 ấm này là bản ngã và do cung phụng cho các thân giả huyễn này thì gọi là thân kiến.

Biên kiến: biên là một bên, thấy và chấp thân này chết là hết. Cho rằng, không có đời sau, hoặc chấp thân này có một linh hồn bất tử, sau khi chết có thể ở thiên đường hưởng lạc hoặc ở địa ngục chịu khổ. Thuật ngữ Phật học gọi là chấp đoạn chấp thường.

Tà kiến: Những kiến chấp tà vạy như cho rằng con người do Thượng Đế sinh hay do tự nhiên sinh, hay tự vật chất sinh. Những cái thấy sai lạc ấy được gọi là tà kiến.

Kiến thủ: bảo thủ, chấp chặt những kiến chấp trên, không chịu thay đổi xóa bỏ. Sự chấp chặt này có là do mê lầm, do tự ái hoặc do quyền lợi, danh vọng

Giới cấm thủ: giới cấm là những điều luật ngăn ngừa không để cho thân miệng ý tạo các nghiệp ác. Nhưng có những loại giới cấm không đúng, không đưa con người đến an lạc hạnh phúc, trái lại chỉ để hành hạ xác thân con người, cho xã hội bị rối loạn, thế mà cứ chấp chặt khư khư giữ những giới điều vô lý này do đó gọi là giới cấm thủ.

phat-phap-can-ban-nguyen-nhan-khien-cai-kho-co-noi-chung-sanh-tap-de-giadinhonline.vn 2

Con người sống trên đời bị chi phối bởi tình cảm cũng là nguyên nhân của cái khổ phải gánh chịu ở thế gian (ảnh minh họa)

Hoặc: Ở trên là 10 kiết sử, là những nhân duyên chính yếu đưa con người đến khổ đau sanh tử luân hồi. Ngoài ra, ở mặt khác, các kiết sử này còn gọi là lậu hoặc tức những mê lầm. Có 5 loại lậu hoặc như sau :

Kiến hoặc: là mê lầm do tri kiến, một khi có tri kiến đúng đắn về chánh tri kiến thì kiến hoặc bị diệt trừ, thuật ngữ gọi là kiến đạo, sở đoạn hoặc. Kinh luận chia ra 88 kiến hoặc, gồm 10 kiến sử ở trong 3 cõi phối hợp với 4 đế theo sơ đồ:

1 – Dục giới : - Khổ đế : đủ 10 kiết sử

- Tập đế : 7 kiết sử (không có thân, biên, giới cấm thủ)

- Diệt đế : như trên

- Đạo đế : 8 kiết sử (không có thân, biên kiến)

88 kiến hoặc 2 – Sắc giới : - Khổ đế :9 kiết sử (không có sân)

- Tập đế: 6 kiết sử (như dục giới không sân)

- Diệt đế: 6 kiết sử (như dục giới không sân)

- Đạo đế: 7 kiết sử (như dục giới không sân)

3 – Vô sắc giới: - Khổ

- Tập : như cõi sắc giới

- Diệt :

- Đạo :

Bài kệ dễ nhớ : Khổ hạ cụ nhất thiết

Tập diệt các trừ tam

Đạo đế trừ nhị kiến

Thượng nhị bát hành sơn

Tu hoặc: Còn gọi là tư hoặc chỉ cho 4 độn sử đầu là tham, sân, si, mạn. Bốn độn sử này rất sâu thẳm nên muốn diệt trừ nó hành giải phải trải qua một quá trình tu tập chứ không phải chỉ thấy đạo là đoạn được.

Do đó hành giải phải đạt đến quả vị như Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán mới dứt trừ được. Vì vậy chúng được gọi là tu hoặc nghĩa là những lậu hoặc bị diệt trừ do công phu tu tập. Thuật ngữ gọi là tu dạo sở đoạn hoặc. Kinh luận chia làm 81 phẩm tu hoặc gồm 9 phẩm thượng trung hạ của 4 độn sử có mặt trong 9 địa của 3 cõi theo sơ đồ sau :

Dục giới : Ngũ thú tạp cu địa Thượng : Thượng thượng

Sắc giới : Ly sanh hỷ lạc Thượng trung

Định sanh lạc địa Thượng hạ

Ly hỷ diệu lạc địa Trung : Trung thượng

81 tu hoặc Xả niệm thanh tịnh địa Trung trung

Không vô biên xứ địa Trung Hạ

Vô sắc giới: Thức Hạ: Hạ thượng

Vô sở hữu Hạ trung

Phi tưởng phi phi tưởng Hạ hạ

Phiền não hoặc: Mười kiết sử trên lại có nhiều kiết sử theo sau, thường gọi là tùy phiền não như phẫn, hận… Các phiền não này trợ duyên cho 10 kiết sử trên làm cho phiền não đau khổ mỗi ngày mỗi lớn dần do đó gọi là phiền não hoặc

Trần sa hoặc: là những lậu hoặc nhỏ nhặt như cát bụi, có mặt trong hành Bồ Tát hoằng hóa độ sinh. Hàng Thanh Văn ngại những lậu hoặc này vì đây là những hoặc nghiệp do chấm pháp mà có làm trở ngại việc hoằng hóa lợi sanh.

Vô minh hoặc: Những lậu hoặc cực kỳ vi tế, đến quả vị Phật mới đoạn trừ.

Với kiết sử và lậu hoặc đã nêu trên, chúng ta đã thấy rõ nguyên nhân của khổ đau và luân hồi sanh tử. Những mê lầm ấy sẽ mãi mãi trói buộc và sai khiến chúng ta nếu bản thân không tỉnh thức để thoát khỏi chúng.

Tất cả những lậu hoặc, những kiết sử đều lấy vô minh tức là sự mờ tối, sự thất niệm làm chỗ y cứ để tung hoành. Do đó, nhận rõ mặt mũi của chúng, chúng ta có thể tìm phương cách để trừ, để thoát khỏi khổ đau và hưởng được an lạc giải thoát của thân tâm.

Điều căn bản là khi đã thấy như thế rồi chúng ta có mạnh dạn, có quyết tâm đoạn trừ chúng hay không mà thôi. Đoạn trừ được chắc chắn cảnh giới an lạc sẽ hiện ra trong chúng ta, mà chúng ta sẽ thấy qua bài diệt đế

Vô Thường (trích từ giáo lý Phật giáo)

Kỳ tới: Phật pháp căn bản: Cảnh giới an lạc của người đã diệt dục (Diệt đế)

Tags:
  • Tin liên quan
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm