Thứ tư, 16/04/2025 09:44     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 10/03/2025 05:00

Nữ sinh 15 tuổi thủng hành tá tràng do áp lực thi vào lớp 10

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, nữ sinh 15 tuổi ở Hà Nội được phát hiện thủng ổ loét mặt trước hành tá tràng do áp lực học hành, thi cử.

Thủng hành tá tràng vì... áp lực học hành

Nữ sinh N.H.V (15 tuổi, trú ở Hà Nội) được gia đình đưa vào Bệnh viện E (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, cơn đau lan khắp ổ bụng.

Trước đó, bệnh nhi hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lý tiêu hóa. Gần đây, nữ sinh chịu nhiều áp lực học hành do kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.

Qua khám lâm sàng và hình ảnh siêu âm, các bác sĩ phát hiện khí và dịch tự do trong ổ bụng – dấu hiệu điển hình của thủng tạng rỗng.

Ngay lập tức, các bác sĩ hội chẩn cấp cứu và xác định viêm phúc mạc do thủng ổ loét mặt trước hành tá tràng. Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu khâu lỗ thủng hành tá tràng có kích thước 5mm, đồng thời làm sạch ổ bụng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Nhờ được xử lý kịp thời, sức khỏe của bệnh nhi dần ổn định, tuy nhiên vẫn cần theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh tái phát.

Bác sĩ thăm khám cho nữ sinh 15 tuổi. Ảnh: BVCC

Bệnh ngày càng trẻ hóa

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Liên - trưởng khoa phẫu thuật thận tiết niệu và nam học Bệnh viện E, thủng tạng rỗng là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao nếu không được can thiệp kịp thời.

Bác sĩ Liên cũng cho hay trước đây bệnh chủ yếu gặp ở nam giới độ tuổi 35-65. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người bệnh trẻ tuổi nhập viện do viêm loét dạ dày - tá tràng và biến chứng thủng tạng rỗng đang ngày một gia tăng.

"Nguyên nhân có thể kể đến do stress; áp lực học tập; thói quen thức khuya; ăn uống thiếu khoa học; lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm mà không có chỉ định của bác sĩ, dẫn đến kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ loét và thủng…", bác sĩ Liên nhận định.

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dạ dày – tá tràng và các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ Liên khuyến cáo người trẻ tuổi nói chung và mọi người dân cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập và lao động điều độ, xây dựng chế độ ăn nghỉ khoa học, đúng giờ, hạn chế ăn muộn, thức đêm, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị các chứng bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày tá tràng.

Khi có các dấu hiệu như đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội vùng thượng vị, đặc biệt khi đói hoặc sau ăn; ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, trướng bụng; rối loạn tiêu hóa kéo dài, phân đen, có máu; sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài… người bệnh không nên chủ quan, cần phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Thúy Ngà  
Mặt sưng đỏ, nổi mụn nước sau khi dùng kem trị mụn trên TikTok
Ra mắt Quỹ Hy Vọng: Chắp cánh giấc mơ làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Cách ổn định đường huyết vững vàng của ông cụ 91 tuổi
Vì sao có hiện tượng khát nước sau khi ăn nhà hàng?
Nhập viện nguy kịch sau vài ngày ăn lòng lợn
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Vinmec được công nhận là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Cứu sống sản phụ 45 tuổi bị băng huyết do sảy thai lưu gần 8 tuần
Người Việt được điều trị các khối u bằng kỹ thuật y học đỉnh cao ngay trong nước
Nhiễm trùng phổi do thói quen ngửi tất bẩn
Chủ quan rối loạn tiêu hoá, đi khám mới biết tổn thương tiền ung thư
Cơ hội 'tìm con' cho hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn
Mắc tiểu đường, huyết áp do thường xuyên... nói dối
Ngực to bất thường, đi khám phát hiện khối u to gần một gang tay
Đột quỵ nguy kịch do lạm dụng thuốc tránh thai
‘The Face Beauty’ mùa 3 hứa hẹn cú hích lớn cho ngành công nghiệp thẩm mỹ Việt Nam
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Nhân xơ tử cung 30mm có nguy hiểm không?
Xem thêm