Thứ ba, 06/05/2025 10:52     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Thứ tư, 30/07/2014 08:57

Người từng bị sốt xuất huyết có bị mắc bệnh lần hai?

Người từng bị sốt xuất huyết có bị mắc bệnh lần nữa không? Có phải ai mắc bệnh này cũng phải đến bệnh viện khám và điều trị ngay không?...Rất nhiều thắc mắc liên quan đến bệnh sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi:

Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue là vi rút Dengue và một người có thể bị mắc bệnh không phải chỉ có một lần đúng không thưa ông?

Trả lời:

Bệnh sốt xuất huyết Dengue do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau, tuy nhiên rất hiếm khi mắc bệnh lại lần thứ 4.

PGS.TS. Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Câu hỏi:

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết? Có phải ai mắc bệnh này cũng phải đến bệnh viện khám và điều trị ngay không? Có ở nhà theo dõi và chăm sóc được không?

Trả lời:

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

1. Sốc (trụy tim mạch): bệnh nhân có biểu hiện tuột huyết áp, lạnh tay chân, mệt, bứt rứt, khó chịu.

2. Xuất huyết (chảy máu da niêm mạc): chảy máu cam, chảy máu răng, ói và đi cầu ra máu, phụ nữ bị rong kinh...

3. Tổn thương các cơ quan nội tạng: não, gan, thận...

Khi bị các biến chứng này nếu không đến khám và điều trị ngay sẽ dẫn đến tử vong rất nhanh (1-2 ngày). Do đó không thể ở nhà theo dõi và chăm sóc được.

ThS.BS Nguyễn Văn Hảo, Trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Câu hỏi:

Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết độ 1 có biểu hiện sốt cao liên tục 39-39,5 độ C uống thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ không giảm, ta có thể bù dịch cho bệnh nhân được không? Thường khi bệnh nhân nhập viện thì bệnh đã tiến triển sang độ 2-3 có khi là rất nặng. Vậy cho tôi hỏi phương pháp nhanh nhất để chẩn đoán bệnh SXH?

Trả lời:

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, khó hạ. Trong bệnh sốt xuất huyết, ngoài triệu chứng sốt còn có triệu chứng xuất huyết thường xảy ra từ ngày thứ 3 trở đi. Tuy nhiên biến chứng nguy hiểm nhất và thường là nguyên nhân gây tử vong là sự thất thoát dịch từ trong mạch máu ra khoang thứ 3 như màng bụng, màng phổi, màng tim gây cô đặc máu, đưa đến trụy tim mạch (sốc). Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Một trong những biện pháp phòng tránh cô đặc máu hữu hiệu nhất mà không gây nguy hại cho bệnh nhân là cho uống nhiều nước, nhất là nước có chất điện giải. Truyền dịch sớm không phải là biện pháp tốt để hạ sốt cũng như để tránh diễn biến nặng, vì truyền dịch sớm có thể tăng nguy cơ suy hô hấp sớm ở bệnh nhân nhưng cũng không tránh được nguy cơ sốc.

Hiện nay đã có xét nghiệm máu phát hiện sớm sự hiện diện của virut Dengue trong ba ngày đầu của bệnh: xét nghiệm NS1Ag đã được triển khai tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Nếu con bạn nghi ngờ bị bệnh sốt xuất huyết, xin liên hệ để được khám tại phòng khám số 27 Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong giờ hành chính.

BS Trần Thị Thúy, phó khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2

Phương Vũ (tổng hợp)

Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tags:
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Tiểu đêm nhiều lần – Dấu hiệu cảnh báo chức năng thận kém
Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương cung cấp hơn 2.400 lượt dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Nhập viện gấp sau 30 năm 'tránh' điều trị viêm gan B
5 bất thường ở tay chân cảnh báo tắc nghẽn mạch máu
Báo động đuối nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Làm gì để phòng chống đuối nước dịp hè này?
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Loét thực quản vì thói quen bẻ thuốc cho dễ uống
Bé gái 7 tuổi nguy kịch từ một vết thương không ngờ
Đặt vòng tránh thai vẫn có bầu: Lời cảnh báo không nên bỏ qua
Nhập viện gấp sau 1 lần 'lỡ dại'
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
20 tuổi bị huyết áp cao, nguyên nhân do đâu?
Bé gái 5,5 tháng tuổi suýt tử vong do nhiễm RSV
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Bác sĩ Nguyễn Duy Phương: Người thắp lửa hạnh phúc cho những mái ấm từng lặng lẽ đau thương
Lạm dụng 'cứu tinh' của mùa hè, nhiều người mắc bệnh đường hô hấp
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Lưu ý quan trọng khi đi xem diễu binh
Xem thêm