Thứ tư, 19/03/2025 20:59     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 24/07/2014 10:11

Cách nhận biết sốt xuất huyết

Cách nhận biết sốt xuất huyết sẽ giúp chúng ta phòng ngừa cũng như kịp thời đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh.

Cách nhận biết sốt xuất huyết: Phân loại sốt xuất huyết

Có 2 loại bệnh sốt xuất huyết, đó là bệnh sốt Dengue và bệnh sốt xuất huyết Dengue cùng chung một loại virus Dengue gây bệnh nên được gọi là bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD).

Loại vi sinh vật gây bệnh là virus Dengue, khi bị bệnh thì các loại kháng sinh vô tác dụng đối với loại virus này. Đây là một điều hết sức bất lợi cho người bệnh cũng như bất lợi cho các bác sỹ khám bệnh, điều trị và cũng có nghĩa là bất lợi cho cộng đồng.

cach-nhan-biet-sot-xuat-huyet-giadinhonline.vn 1

Cần nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết để điều trị kịp thời.

Quá trình lây lan của bệnh SXHD có liên quan mật thiết với muỗi truyền bệnh. Nếu không có các loài muỗi truyền virus Dengue từ người bệnh sang cho người lành thì sẽ không có dịch sốt xuất huyết Dengue xảy ra. Có hai loài muỗi truyền bệnh SXHD, đó là muỗi Aedes aegypti và Aedes alborpitus (muỗi vằn). Nói chung cả hai loài muỗi này đều có những đặc tính chung là hút máu người cho đến khi dạ dày đầy máu mới rời vật chủ. Chúng thường đậu ở nơi tối, đậu cao tới trên 2m và bay đi khá xa. Chúng có thể đậu ở góc nhà, trên quần áo, màn, dây phơi quần áo, tường nhà…

Chúng có thể đốt và hút máu người cả ban ngày, lẫn ban đêm, nhất là lúc sáng sớm và lúc chập tối. Đặc điểm của các loài muỗi lại rất dễ phát triển vào những mùa mưa do nước là môi trường thuận lợi nhất để muỗi trưởng thành đẻ trứng. Bệnh SXHD rất nguy hiểm vì tính chất lây lan nhanh đồng thời triệu chứng rất phức tạp. Chúng ta cần biết cách nhận biết bệnh sốt xuất huyết để đến cơ sở y tế khám kịp thời.

Cách nhận biết sốt xuất huyết

Bác sĩ Kim Ngân - Khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2 đã chia sẻ cách nhận biết bệnh sốt xuất huyết:

Sốt cao đột ngột, liên tục 3 – 4 ngày, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt kèm

- Da sung huyết.

- Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, có kinh sớm, kéo dài, nôn ra máu kèm.

- Ngoài ra có thể có những triệu chứng không đặc hiệu khác như nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt,

Cũng theo bác sĩ Kim Ngân, có thể làm xét nghiệm NS1Ag để xác định sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu và làm huyết đồ trong những ngày sau.

Phương Vũ (tổng hợp)

Tags:
Bị bạn học đẩy ngã, bé trai 8 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh phổi hiếm gặp
Bộ Y tế đưa 5 khuyến cáo phòng bệnh sởi lan nhanh
Tỷ lệ sinh giảm do đàn ông lười làm việc nhà
Bệnh nhi 2 tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi liên quan bệnh sởi
Chạy bộ bao nhiêu giờ mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Mất ngủ thường xuyên sau tuổi 50: Bác sĩ chỉ 7 lý do phổ biến
2 anh em cùng mắc ung thư phổi sau nhiều năm chung một thói quen
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
Biến chứng viêm họng hạt thường gặp và giải pháp cải thiện
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Vì sao nhiều cặp sinh đôi nhưng không cùng giờ cùng ngày?
Mất oan 200 triệu đồng, suýt 'nghĩ quẩn' sau một lần đến quán massage
Phụ nữ mang thai ăn nhiều có tốt không?
Thông tin u xơ tử cung, u nang buồng trứng dưới 50mm
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Uống thuốc giảm đau sau khi uống rượu: Tự tay 'huỷ hoại' lá gan của mình
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Chuyên gia bày cách để chị em 'hết khổ' hàng tháng nhờ một thay đổi nhỏ
Suy thận độ 1 do làm nặng - Giờ tôi hết bệnh rồi!
Xem thêm