Thứ sáu, 27/09/2024 19:50     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 16/07/2014 15:41

Người thắp hi vọng bằng thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo đem lại nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Hạnh phúc vỡ òa trong nước mắt

Ngày 30/4/1998 đã trở thành một dấu ấn không thể nào phai nhòa trong ký ức của đội ngũ y bác sỹ bệnh viện Từ Dũ (Q.1, TP.HCM). Mặc dù đã 15 năm trôi qua, nhưng nhớ lại giây phút đón nhận tiếng khóc chào đời của 3 đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ở Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (sinh năm 1940, nguyên GĐ bệnh viện Từ Dũ) vẫn cảm thấy bồi hồi xúc động.

nguoi-thap-hi-vong-bang-thu-tinh-nhan-tao-giadinhonline.vn 1

Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, người đầu tiên đưa kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về Việt Nam

Rồi mơ ước ấy cũng bắt đầu có hướng giải quyết trong chuyến công tác tại Thái Lan vào năm 1994, khi ấy nước này đang thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1990 ước mơ này mới có điều kiện trở thành hiện thực khi giáo sư Phượng được mời làm giảng viên tại Đại học Nices của Pháp.

Trở về nước, khát khao mang lại hạnh phúc cho những đôi vợ chồng hiếm muộn tại Việt Nam càng cháy bỏng hơn. Để làm được điều này, bác sỹ Phượng đã âm thầm vạch ra kế hoạch dài hạn nhằm đưa mặt bằng chuyên môn về bệnh viện mình. Xác định bước kỹ thuật chuyên môn là quan trọng nhất nên các bộ phận siêu âm, phẫu thuật nội soi, sơ sinh non tháng…đều được bác sỹ Phượng nâng tầm cao hơn.

Sau nhiều năm âm thầm chuẩn bị, ngày 19/8/1997 hơn 30 phụ nữ vô sinh đầu tiên tại Việt Nam đã được chuyển phôi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Trong số các bệnh nhân, có hơn 10 người thụ tinh thành công. Đến ngày 30/4/1998, 3 em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên chào đời đánh dấu một bước ngoặt lớn cho ngành sản khoa Việt Nam.

Thụ tinh trong ống nghiệm là một chuỗi dài những quy trình phức tạp, tuy người phụ nữ được rút ngắn giai đoạn mang thai chỉ còn 8 tháng nhưng chỉ cần một chút bất an, lập tức phải được chuyển gấp vào bệnh viện.

Gian nan hành trình “đi tìm con”

Tìm đến nhà của một trong ba cháu bé được sinh ra đầu tiên bằng kỹ thuật này, anh Phạm Xuân Tài (49 tuổi) và chị Phạm Thị Thanh Dung (53 tuổi) nghẹn ngào nhớ lại giây phút con gái mình là cháu Nguyễn Tường Lan Thi chào đời.

nguoi-thap-hi-vong-bang-thu-tinh-nhan-tao-giadinhonline.vn 2

Cháu Nguyễn Tường Lan Thi.

“Mong muốn có con nhưng các bác sỹ cũng cho vợ chồng tôi biết xác suất những đứa trẻ sinh ra từ phương pháp này thường bị dị tật rất cao, vì vậy khi cánh cửa phòng mổ vừa mở, vợ tôi đưa 10 ngón tay lên, tôi mừng mừng tủi tủi như người mất hồn”.

Vì vợ chồng đã giao kèo từ trước, nếu cháu Thi không bị khiếm khuyết bộ phận nào trên cơ thể thì chị Dung phải giơ 10 ngón tay đầy đủ cho chồng mình biết, vì vậy khi thấy vợ vẫn còn lấp ló trong phòng mổ với những ngón tay, anh Tài hạnh phúc tột cùng, niềm vui được làm cha lâu nay, giờ đã trở thành hiện thực.

Năm 1986, anh chị kết hôn với nhau, nhưng suốt 10 năm trời không thấy tin vui dù đã đi chữa trị ở nhiều nơi. Giữa lúc tưởng chừng như đã bế tắc hoàn toàn thì may mắn thay anh Tài được một người tốt bụng trong cơ quan giới thiệu đến gặp bác sỹ Phượng tại bệnh viện Từ Dũ.

“Trong thâm tâm tôi luôn nghĩ còn nước thì còn tát nhưng ngày ấy tại Việt Nam chưa từng có ca thụ tinh trong ống nghiệm nào cả, điều đó lại càng khiến tôi lo lắng tột độ” anh Tài chia sẻ.

Quãng thời gian vợ mang thai, tuy vui mừng nhưng đó cũng là thời điểm vô cùng cực nhọc với đôi vợ chồng trẻ. Khi có thai đến tháng thứ tư thì chẳng may chị Dung đau bụng dữ dội và được kết luận nguy cơ sảy thai cao, niềm vui ngắn chẳng tày gang nhưng bằng nghị lực phi thường, vợ chồng chị đã cùng nhau bảo vệ sinh linh bé bỏng của mình khỏe mạnh cho đến khi chào đời.

Ngồi nhìn con gái chơi đàn ghita trong ánh mắt hạnh phúc, anh Tài tự hào khoe với chúng tôi: “Cháu chơi đàn hay lắm, ba chỉ dạy qua một lần mà cháu đã đánh được, nó trông vậy nhưng lì lắm à, hồi học tiểu học mặc cảm vì bị bạn bè trêu chọc không phải con ba mẹ, thế là nó lao vào đánh bạn”. Thấm thoát đã 15 năm trôi qua, nhờ siêng năng, học giỏi nên cô bé đạt số điểm khá cao vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5). Tuy có sở thích đọc sách và ca hát nhưng Lan Thi lại ước mơ trở thành bác sỹ.

Tags:
Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Sữa non đạm thực vật giúp trẻ tăng cân khoa học đầu tiên tại Việt Nam
42/1000 phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Bắn dây thun vào cổ tay: Nguy cơ tổn thương mạch máu, ảnh hưởng tâm lý
Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?
Đột quỵ não khi giao mùa: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Kiệt sức, nhập viện tâm thần vì thức xuyên đêm… canh vợ
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
Rước họa vào thân do nhiều năm bất chấp giảm cân, nhuộm tóc
Trẻ thừa cân béo phì 5 - 19 tuổi tăng gấp đôi trong 10 năm
Xem thêm