Chủ nhật, 02/06/2024 11:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 02/08/2014 13:42

Người lớn dễ chết vì bệnh sốt xuất huyết hơn trẻ em

Người lớn dễ chết vì bệnh sốt xuất huyết hơn trẻ em do độ thấm thành bụng kém hơn trẻ em. Điều này dẫn đến nguy cơ tử vong ở người lớn cao hơn trẻ em.

Người lớn dễ chết vì bệnh sốt xuất huyết hơn trẻ em

Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

nguoi-lon-de-chet-vi-benh-sot-xuat-huyet-hon-tre-em-giadinhonline.vn 1

Người lớn dễ chết vì bệnh sốt xuát huyết hơn trẻ em.

Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Theo bác sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP HCM, chia sẻ trên báo điện tử Vnexpress cho biết, khi nhiễm bệnh, người lớn dễ bị xuất huyết ào ạt, bởi độ thấm thành bụng kém hơn trẻ em. Do đó, nguy cơ tử vong ở người lớn cũng cao hơn trẻ em.

Tiêu chuẩn điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Tất cả những bệnh nhân Sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.

Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.

Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn khi bị sốt xuất huyết (12 – 24 giờ)

Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.

Bệnh nhân Độ I và Độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.

Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan lớn.

Tất cả bệnh nhân độ III.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài khi bị sốt xuất huyết (> 24 giờ)

Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.

Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).

Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.

Tất cả bệnh nhân Độ IV.

Phương Vũ (tổng hợp)

Tags:
  • Tin liên quan
Cô gái 25 tuổi nhập viện tâm thần sau nhiều ngày làm điều hầu hết giới trẻ đều ham
Quần áo bó sát: Thời trang 'phang' sức khỏe
Vì sao ngủ nhiều lại đau đầu?
Người già đạp xe có tốt không, cần chú ý điều gì?
Lợi ích tuyệt vời của pilates mà bạn không nên bỏ qua
Phụ huynh lo ngại nội soi tai mũi họng cho trẻ, chuyên gia nói gì?
6 loại trái cây và rau quả mùa hè “chữa lành” cho tim mạch
Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị sốc nhiệt
Viêm khớp dạng thấp, bệnh không chỉ người già
Lợi - hại khi ăn bầu đối với sức khoẻ
Đàn ông bắt đầu già ở độ tuổi nào?
Cách mix đồ xinh, sống ảo diện mùa hè
Đột quỵ do nhiệt và những biểu hiện cần biết để có mùa hè khoẻ mạnh
6 dấu hiệu mất nước bất thường ở cơ thể
Phát hiện dấu hiệu này nếu biết 5 kỹ năng cấp cứu say nắng sẽ xử lý cực đơn giản
Phụ nữ mang thai đi du lịch hè được không?
Chớm hè đã đau nhức xương khớp vì thói quen ai cũng mắc phải
Mẹ bầu nên ăn gì khi bị cao huyết áp?
Có hay không việc nâng ngực trong 60 phút, về nhà luôn trong ngày?
Cao huyết áp khi mang thai nguy hiểm đến mức nào?
Xem thêm