Thứ sáu, 27/09/2024 19:53     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 28/06/2014 08:04

Khi gia đình không còn là mái ấm

Đã bao giờ bạn cảm thấy gia đình không còn là nơi để bạn trở về nữa? Đã bao giờ bạn sợ về nhà, bạn rùng mình mỗi khi nghĩ đến chuyện về nhà? Đó chính là cảm giác của tôi lúc này.

Từ khi tôi biết nhận thức đến nay, chưa lúc nào gia đình tôi được yên ổn. Chẳng phải do thiên tai địch họa, cũng chẳng phải do kinh tế suy thoái. Tất cả là do cái mồm của bà nội tôi.

Tôi yêu tất cả những người phụ nữ nhưng tôi không thể nào mê nổi người đàn bà mang tên là “bà nội”. Thậm chí, tôi còn có cảm tình với bà bán rau ngoài chợ, bà bán nước đầu đường hơn.

Hơn hai mươi năm, người đàn bà ấy gây ra bao nhiêu sóng gió cho gia đình tôi. Gia đình tôi bình thường yên ấm, bố mẹ công chức nhà nước, tôi và em trai ngoan ngoãn học hành. Nhưng không hiểu sao, mỗi lần bố tôi từ quê đi ra là cả nhà như rơi vào trạng thái báo động đỏ.

Đầu tiên là xe phi cái rầm vào tường, tiếp đến là cái cửa rầm một phát đến hàng xóm cũng phải kinh hoàng. Rồi thì bát đĩa, nồi niêu bay loảng xoảng như phim kiếm hiệp. Và chiến tranh bắt đầu. Nói là chiến tranh thì cũng không hẳn. Chiến tranh thì phải có hai bên tham chiến. Đằng này, chỉ có một kẻ gây chiến và ba kẻ chịu trận.

Sau khi trút ra một tràng những thứ không đầu không cuối, ba mẹ con tôi im lặng lắng nghe và xâu chuỗi lại. Sau một hồi kết nối những câu mắng chửi của bố tôi cùng “ý kiến tham khảo” của những người hàng xóm nhà bà nội tôi, cuối cùng cũng đưa ra được kết luận: Kẻ châm ngòi nổ chiến tranh là ai? Ai đã trở thành con rối trong tay kẻ thích viết tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” ấy. Mà có lẽ là chỉ viết tiểu thuyết chiến tranh thôi. Vế hòa bình không dành cho người đàn bà ấy.

Tôi thường nói vui trong cay đắng với mẹ mình: Chủ tịch liên hiệp quốc mà gặp bà nội tôi có khi quỳ lạy xin hàng. Trong 80 năm cuộc đời của người đàn bà ấy, có khi phải hơn 800 cuộc chiến tranh lớn nhỏ giữa con trai – con dâu bà đã xảy ra, tất cả chỉ tại cái miệng bà. Bà đổ oan cho con dâu cái này, bà móc máy con dâu bà cái kia. Nhiều khi tôi tự hỏi, hay tại bà rảnh rỗi quá không có việc gì làm, thấy mình có mỗi sở trường gây chiến tranh nên tích cực phát huy sở trường ấy để tự thể hiện và tự khẳng định?

Quả là một lời giải khó đáp! Đẳng cấp cao hơn, bà nội tôi không chỉ nói điêu cho con dâu mà cháu nội như tôi cũng chẳng tha. Cuộc chiến vợ - chồng đã nâng tầm mới là cuộc chiến cha – con. Tôi càng hận bà tôi bao nhiêu, tôi càng hận bố tôi bấy nhiêu. Một người đàn ông không biết đâu là đúng, đâu là sai. Một người đàn ông không biết cái gì là quan trọng trong cuộc đời này. Một người đàn ông không bảo vệ nổi gia đình mình trước những lời ong tiếng ve, lời đặt điều vô cớ.

khi-gia-dinh-khong-con-la-mai-am-giadinhonline.vn 1

Khi gia đình không còn là mái ấm, mỗi con người chẳng khác nào cánh chim cô đơn và trơ trọi giữa biển trời mênh mông

Đã bao lần tôi cố gắng hàn gắn gia đình tôi dù tôi biết rằng mẹ tôi vì hai chị em tôi mà cố gắng gượng. Giờ đây, khi tôi đã lớn, tôi muốn mẹ tôi được sống cuộc sống của riêng mình. Có lẽ, gia đình tôi sẽ không còn trọn vẹn nữa, nhưng đó là sự lựa chọn tốt cho tất cả.

Mỗi cuối tuần, khi những người xung quanh tôi háo hức bắt tàu bắt xe về nhà, háo hức mong chờ một bữa cơm gia đình, tôi lại thấy mình như con chim bay lạc đường. Mình biết bay về đâu? Mình biết dừng chân ở chốn nào? Đôi cánh này đã quá mỏi mệt mà vẫn phải bay tiếp. Bay hoài và bay mãi …

Những ai đang có gia đình hạnh phúc, xin hãy biết trân trọng. Còn tôi, tôi vĩnh viễn mất đi gia đình. Những ký ức đẹp với gia đình giờ đây trở thành một thứ gì đó xa xỉ. Gia đình – hai chữ ấy khi đã mất đi rồi chẳng thể nào lấy lại.
Cỏ Dại


Tags:
 Có nên cho bạn bè, gia đình vay tiền?
Giới trẻ Trung Quốc kết hôn giả vì áp lực gia đình
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Tuổi trung niên không làm 4 điều tổn hại âm đức
Trồng cây phong thủy trong nhà có tốt không?
Nở rộ xu hướng chạy bộ để tìm bạn đời
Một lần lâm bệnh nhận ra 2 kiểu con cái tàn nhẫn với cha mẹ
Nàng dâu Gen Z dễ cãi nhau với mẹ chồng
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Sự thật về đàn ông độc thân tuổi 40
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người giàu, học vấn cao ngày càng “lười sinh con'
'Bỏ túi' tuyệt chiêu hẹn hò trực tuyến cùng người đẹp
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Vợ chồng già đối đãi nhau tử tế đến đâu cũng tránh 5 điều cấm kỵ
Người trẻ đang mất dần hạnh phúc
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?
Độc thân hay kết hôn sống thọ hơn?
Nhìn cách bố trí nội thất phòng khách đoán kết quả học tập của trẻ
Xem thêm