Thứ hai, 20/05/2024 13:38
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 01/07/2015 14:40

Giải mã những lo lắng bà bầu gặp phải khi sắp chuyển dạ

Đến ngày gần chuyển dạ, nhất là những bà bầu mang thai lần đầu thường có tâm lý lo lắng. Dưới đây là một vài giải mã những lo lắng để bà bầu yên tâm hơn khi vào phòng sinh.

Đến ngày gần chuyển dạ, nhất là những bà bầu mang thai lần đầu thường có tâm lý lo lắng. Như lo lắng không biết đâu là dấu hiệu sắp chuyển dạ, lo lắng bụng quá lớn sẽ nằm đè vào con, lo lắng khi vào phòng sinh phải sinh mổ hoặc không biết rặn đẻ như thế nào...

Những nỗi lo đó không khỏi khiến bà bầu bồn chồn, lo lắng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của những bà bầu sắp chuyển dạ.

giai-ma-nhung-lo-lang-ba-bau-gap-phai-khi-sap-chuyen-da--giadinhonline.vn 1

Bà bầu lo lắng khi đến gần ngày sinh

Dưới đây là một vài giải mã những lo lắng để bà bầu yên tâm hơn khi vào phòng sinh:

Lo lắng khi vào phòng mổ phải thế nào

Với những bà bầu mang thai lần đầu, khi bệnh viện, phòng sinh vẫn còn là những điều “nghe kể”, cùng với những câu chuyện “đáng sợ” của những bà bầu trước, không ít bà bầu sắp đến ngày chuyển dạ cảm thấy lo lắng, bồn chồn.

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, bởi khi vào phòng đẻ, mối quan tâm hàng đầu của bạn là em bé chào đời chứ không phải những chuyện đáng sợ khác. Các bác sĩ cho rằng, chỉ cần thư giãn và nghĩ tới chuyện được bế em bé trên tay, bà bầu sẽ vượt qua giây phút này dễ dàng. Hãy chờ đợi giây phút diệu kỳ khi bạn thực sự ngắm nhìn thiên thần bé nhỏ của mình.

Sợ không đến kịp bệnh viện

Nhiều bà bầu lo lắng, khi có dấu hiệu chuyển dạ sẽ không đến kịp bệnh viện. Tuy nhiên, số liệu cho thấy các bé thường ra đời sau 12-21 tiếng đau bụng đẻ. Như vậy, có rất nhiều thời gian để sửa soạn đồ và đi đến viện. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy thử tính toán đoạn đường đến viện vào giờ cao điểm, bà bầu sẽ thấy quỹ thời gian của mình còn rất nhiều.

Lo không biết dấu hiệu sắp sinh

Khi mang thai, thai nhi to sẽ đè lên cơ hoành người mẹ khiến các mẹ cảm thấy khó thở hơn, vì thế khi bé tụt xuống sâu vùng khung xương chậu chuẩn bị ra đời, các bà bầu sẽ cảm giác thở thoải mái hơn, dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó các mẹ lại cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Trẻ càng tụt xuống sâu vùng khung xương chậu thì càng gần tới ngày sinh nở.

Bình thường, chất nhầy bám ở cổ tử cung để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi tới gần ngày sinh nở, các mẹ có thể thấy một chút máu màu hồng đỏ xuất hiện ở quần lót, dịch nhớt này có thể ra nhiều hoặc một ít. Dấu hiệu này của cơ thể còn được gọi là “máu báo”.

Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu.

Cơn co bóp tử cung sẽ xuất hiện. Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, tức là bạn đang chuyển dạ. Đó là những dấu hiệu sắp sinh mà bạn cần đến bệnh viện.

giai-ma-nhung-lo-lang-ba-bau-gap-phai-khi-sap-chuyen-da--giadinhonline.vn 2

Lo không biết rặn đẻ

Nếu sinh con lần đầu, bà bầu có thể tham khảo cách rặn đẻ khi vào phòng sinh sau đây:

Khi cảm nhận được cơn co tử cung: Bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau: Thai phụ nên hít vào một hơi thở thật sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài.

Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi không cảm thấy đau bụng nữa. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước. Đặc biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào. Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

Ở người sinh con so, cuộc rặn sinh như vậy thường kéo dài từ 30 - 40 phút chia thành nhiều đợt rặn sau đó mới xổ thai được. Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 - 30 phút.

Thì xổ đầu thai nhi là quan trọng nhất. “Đầu xuôi đuôi lọt”, thường là như vậy. Bác sĩ sẽ tiếp tục đỡ sinh, chủ động kéo thân hình, mông và chân tay em bé ra khỏi cửa mình của mẹ, cuộc rặn sinh xem như kết thúc.

An Nguyên

Tags:
  • Tin liên quan
Học phương pháp rửa mặt 4-2-4 của 'tình đầu quốc dân' Suzy
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
Lịch trình 'chuyện ấy' an toàn cho phụ nữ mang thai
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
Xem thêm