Thứ sáu, 03/05/2024 03:17
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 19/07/2022 13:00

Doanh nghiệp tìm đường huy động vốn quốc tế

Khi nguồn vốn tín dụng trong nước bị hạn chế bởi mức trần tăng trưởng hằng năm, việc huy động vốn từ quốc tế có thể xem là lời giải cho nhiều doanh nghiệp lớn.

Huy động cả tỷ USD

HĐQT Tập đoàn Masan (Masan Group, HoSE: MSN) vừa thông qua nghị quyết về việc ký hợp đồng tín dụng với các bên cho vay nước ngoài. Cụ thể, Masan phê duyệt việc ký hợp đồng tín dụng với BNP Paribas, Credit Suisse AG – chi nhánh Singapore, Standard Chartered Bank (Singapore) Limited, HSBC – chi nhánh Singapore và các bên khác (nếu có), với tổng số tiền vay ban đầu không vượt quá 205 triệu USD, cùng với quyền chọn gia tăng khoản vay thêm tối đa 45 triệu USD.

Đồng thời, Masan cũng phê duyệt việc The Sherpa (công ty con của Masan) cũng được ký hợp đồng tín dụng với các bên nêu trên, và được vay số tiền ban đầu không quá 170 triệu USD, cùng với quyền chọn gia tăng khoản vay thêm tối đa 180 triệu USD.

Như vậy, tổng số tiền mà Masan muốn vay hoặc bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán với công ty con là 600 triệu USD từ các ngân hàng nước ngoài.

Masan không phải doanh nghiệp duy nhất đang tìm kiếm nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế.

Mới đây nhất, VinFast vừa ký kết thỏa thuận thu xếp vốn quốc tế để huy động tối thiểu 4 tỷ USD cho hoạt động đầu tư kinh doanh tại thị trường Mỹ, thay vì nguồn vốn trong nước.

Cụ thể, VinFast Trading and Investment Pte. Ltd. (công ty con của Vingroup, có trụ sở tại Singapore) đã ký thỏa thuận chỉ định Credit Suisse (Singapore) Ltd. thu xếp cho các đợt phát hành, chào bán chứng khoán của VinFast hoặc công ty con trên toàn cầu với quy mô tối thiểu 2 tỷ đôla Mỹ, đồng thời chỉ định Citigroup Global Markets Inc (Mỹ) tư vấn cho quá trình huy động bổ sung tối thiểu 2 tỷ USD nữa để xây dựng nhà máy tại North Carolina (Mỹ).

Trước đó, giữa tháng 5/2022, Vingroup đã hoàn tất huy động 525 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế, với kỳ hạn 5 năm.

Đến tháng 6/2022, Novaland (mã NVL) công bố nhận được khoản đầu tư 250 triệu USD từ nhóm quỹ đầu tư do Warburg Pincus dẫn đầu, thông qua hình thức trái phiếu chuyển đổi.

Anh_Huy dong von

Huy động vốn quốc tế được xem là "cứu cánh" cho không ít doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại

Danh sách doanh nghiệp huy động vốn quốc tế còn có thể kể thêm VPBank với việc huy động thành công khoản vay hợp vốn quốc tế 600 triệu USD; Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam ký vay hợp vốn 30 triệu USD (hơn 690 tỷ đồng) với nhóm 4 ngân hàng Đài Loan hay Chứng khoán MB (MBS) vay 10 triệu USD từ Ngân hàng Kookmin (KB) - Chi nhánh Hồng Kông để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh.

Sẽ quản chặt

Có thể nói, việc tìm kiếm nguồn vốn từ thị trường quốc tế đang là hướng đi tích cực được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn, trong bối cảnh thị trường vốn trong nước gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể huy động vốn quốc tế thành công, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào uy tín thương hiệu, năng lực quản trị, báo cáo tài chính, sự minh bạch về thông tin, khả năng luân chuyển vốn.

Chính vì vậy, nếu huy động vốn quốc tế thành công, đây sẽ là một bảo chứng quan trọng cho khả năng toàn cầu hoá cũng như uy tín thương hiệu vươn tầm khu vực – điều mà các doanh nghiệp Việt luôn kỳ vọng.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang soạn thảo Thông tư thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, với xu hướng siết chặt hơn.

Một trong những nội dung đáng chú ý là đối với các khoản vay ngắn hạn, dự thảo thông tư quy định doanh nghiệp được vay nước ngoài ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phát sinh trong vòng 12 tháng, kể từ thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài song không bao gồm các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng vay với người cư trú; các khoản phải trả phát sinh từ mua bán chứng khoán kinh doanh; mua phần vốn góp, cổ phần của đơn vị khác; mua bất động sản đầu tư và nhận chuyển nhượng dự án.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý cần cân nhắc rất kỹ để không “siết” quá tay, trong bối cảnh kênh huy động vốn quốc tế cũng là kênh huy động vô cùng quan trọng của doanh nghiệp bên cạnh các kênh tín dụng truyền thống.

Đặc biệt, khi thị trường vốn trong nước gặp khó, còn Việt Nam đang ngày hội nhập sâu rộng, việc huy động vốn từ thị trường quốc tế cũng cho thấy sự linh hoạt của doanh nghiệp khi biết cách tận dụng và tiếp cận các dòng vốn giá rẻ từ thị trường quốc tế, và giảm bớt gánh nặng cho thị trường vốn trong nước – vốn cũng đang gặp nhiều áp lực trong thời gian qua.

Kim Ngân  
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024
SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh với vốn vay ưu đãi này
Tại sao có nhiều tiền nhưng không cảm thấy giàu có?
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%
Lợi nhuận quý 1 của MSB đạt 22,5% kế hoạch năm    
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp
Tỷ lệ CASA MSB nằm trong nhóm đầu thị trường
MSB đặt mục tiêu lợi nhuận 6.800 tỷ đồng, chia cổ tức 30%
Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
BIDV QR siêu trợ lý thu hộ trên Ezcloud
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking
 BIDV được vinh danh trong lĩnh vực tài chính bền vững
Doanh nghiệp bách chiến bách thắng với combo ưu đãi hấp dẫn từ HDBank
Xem thêm