Chủ nhật, 26/05/2024 15:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 07/04/2018 15:15

Có được trừ phụ cấp chuyên cần của người lao động?

Người sử dụng lao động phải xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có vi phạm nội quy lao động, mà không được phạt tiền, cắt lương.

Bạn đọc Hoàng Nam - Ninh Bình đặt câu hỏi: Công ty nơi tôi làm việc có quy định khoản tiền phụ cấp chuyên cần cho nhân viên làm việc chính thức là 500.000 đồng. Khoản tiền này được ghi rõ trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động thường xuyên đi làm không đúng giờ quy định, thì việc công ty trừ tiền phụ cấp chuyên cần này. Xin hỏi việc công tytrừ tiền phụ cấp chuyên cần có phải là hình thức cắt lương, phạt tiền người lao động không? Hoặc có trái quy định nào của pháp luật không?

thu-tuc-xu-ly-ky-luat-lao-dong

Hình ảnh minh họa

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198) trả lời:

Trước khi trả lời câu hỏi của anh (chị), chúng tôi viện dẫn một số quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 (Bộ luật Lao động) có liên quan như sau:

- Tiền lương: "1- Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. 2- Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. 3- Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau" (Điều 90).

- Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương: "Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động" (Điều 102).

- Tiền thưởng: "1- Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. 2- Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở" (Điều 103).

- Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động: "1- Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động; 2- Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; 3- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động" (Điều 128).

Căn cứ các quy định nêu trên thì:

- "Phụ cấp chuyên cần" (nếu có) được xác định là một khoản tiền lương (theo Điều 90 Bộ luật Lao động) hoặc khoản tiền thưởng (theo điều 103 Bộ luật Lao động) mà doanh nghiệp trả cho người lao động (tùy vào quan điểm của mỗi doanh nghiệp). Tuy nhiên, khác với tiền lương chính theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp chuyên cần nhằm khuyến khích người lao động tuân thủ quy định, nhằm nâng cao năng suất lao động. Do đó người sử dụng lao động chỉ chi trả cho người lao động trong những trường hợp đạt những "điều kiện nhất định", thường được quy định trong hợp đồng lao động,thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương nội bộ.

- "Phụ cấp chuyên cần" không thuộc khoản mà luật quy định doanh nghiệp (người sử dụng lao động)bắt buộc phải chi trả cho người lao động. Do đó, không phải doanh nghiệp nào trong thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương nội bộ cũng quy định về khoản "phụ cấp chuyên cần" này.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, cần phân biệt rõ hai trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: Thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương nội bộ của doanh nghiệp có quy định, người lao động không đạt những điều kiện nhất định thì không được hưởng phụ cấp chuyên cần, tuy nhiên không đạt những điều kiện không phải là những hành vi bị xác định là vi phạm nội quy lao động. Ví dụ: Thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương nội bộ của doanh nghiệp có quy định:người lao động không được thanh toán tiền phụ cấp chuyên cần do không đến trước giờ làm việc 10 phút. Hành vi này không bị coi là vi phạm nội quy lao động, nhưng không được xác định là người lao động "chuyên cần", do đó không được trả phụ cấp chuyên cần. Việc người sử dụng lao động không chi trả "phụ cấp chuyên cần" cho người lao động không "chuyên cần" trong trường hợp này là đúng luật.

Trường hợp thứ hai: Thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương nội bộ của doanh nghiệp có quy định người lao động không đạt những điều kiện để được hưởng phụ cấp chuyên cần thì không được hưởng phụ cấp chuyên cần, trong đó không đạt điều kiện lại là những hành vi bị xác định là vi phạm nội quy lao động. Ví dụ: Thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương nội bộ của doanh nghiệp có quy định: người lao động không được thanh toán tiền phụ cấp chuyên cần do không đi muộn, về sớm không có lý do. Hành vi đi muộn, về sớm thông thường bị coi là vi phạm nội quy lao động (nội quy phải quy định rõ). Khi đó, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương nội bộ đã bị xác định trái luật (vô hiệu). Trường hợp này, việc người sử dụng lao động trừ phụ cấp chuyên cần của người lao động (cắt lương) là trái luật, bởi theo quy định này của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động phải xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có vi phạm nội quy lao động, mà không được phạt tiền, cắt lương.

  • Tin liên quan
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm