Thứ ba, 07/05/2024 17:06
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 26/08/2019 16:44

Chuyên gia công bố nguyên nhân khiến rừng Amazon chìm trong biển lửa

Nguyên nhân cháy rừng Amazon đã được các chuyên gia phân tích và chỉ ra trong đó yếu tố do con người được các chuyên gia nhấn mạnh.

Nguyên nhân cháy rừng Amazon: "Tất cả đều do con người!"

vna_potal_chay_nghiem_trong_rung_amazon

(Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Đám cháy kéo dài hơn nửa tháng trời với những vụ cháy lớn đến nỗi quan sát được từ trên vũ trụ và khiến bầu trời tại những thành phố cách hiện trường hàng ngàn kilomet tối đen như mực ngay giữa ban ngày.

Tờ Atlantic viết tiếp, sự phá huỷ của cháy rừng Amazon - lá phổi xanh của thế giới - được cho là nguy hiểm hơn nhiều so với vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Hậu quả của cháy rừng thảm khốc đang diễn ra sẽ diệt chủng các loài động thực vật và đẩy nhanh cuộc khủng hoảng khí hậu kéo dài đến muôn đời.

Thế nhưng, thủ phạm của đám cháy rừng lớn nhất hành tinh này lại đến từ chính những nguyên do rất quen thuộc.

Các nhà môi trường học tin rằng nguồn cháy bắt đầu từ những đợt dọn rừng làm nương rẫy của nông dân, mà nguyên nhân sâu xa là vì các tuyên bố sẽ khai phá triệt để tiềm năng kinh tế khu rừng của tổng thống đương nhiệm Jair Bolsonaro.

Theo nguồn tin từ New York Times, hãng tin này đã đưa ra một nghiên cứu, trong đó các chuyên gia phân tích dữ liệu ảnh chụp vệ tinh của Amazon, để rồi chỉ ra đích xác "thủ phạm" gây ra thảm họa là gì.

Và nguyên nhân thì quả đúng như những gì các chuyên gia lo ngại: các đám cháy hầu hết đều xuất phát từ các vùng đất nông nghiệp, nơi cây cối đã bị dọn dẹp sạch sẽ.

Hình ảnh kinh hoàng trong thảm họa cháy rừng ở Amazon

Hầu hết các đám cháy chủ yếu do chính các nông dân châm lên, nhằm chuẩn bị cho vụ mùa trong năm tiếp theo. Theo ĐH Maryland (Mỹ), đây vốn là hành vi thường thấy trong ngành nông nghiệp Brazil. Những bức hình cho thấy đám khói bốc lên từ các khu vực nông nghiệp của Amazon.

"Cháy rừng có thể do sấm sét, nhưng về cơ bản không phải là hiện tượng tự nhiên của một khu rừng mưa nhiệt đới," - Mark Cochrane, chuyên gia về cháy rừng và sinh thái học từ ĐH Maryland cho biết.

"Tất cả những đám cháy này đều là do con người."

Cochrane cũng chia sẻ một sự thật rất đáng chú ý, rằng dù đa số các đám cháy xảy ra ở những khu vực đã bị dọn sạch, thì vẫn có rất nhiều vụ xảy ra ở những nơi rừng khá rậm. Theo ông, đây có thể là những đám lửa dùng để phá rừng, chứ không phải dọn rừng chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Cháy rừng Amazon và hậu quả khủng khiếp mà con người có khả năng phải hứng chịu

Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và việc bảo vệ nó được coi là thiết yếu trong cuộc chiến chống tình trạng biến đổi khí hậu vì lượng carbon dioxide khổng lồ mà nó hấp thụ.

Rừng Amazon có tới 60% diện tích thuộc lãnh thổ Brazil. Đây cũng là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Nó là vùng đa dạng sinh học nổi bật bậc nhất thế giới, với rất nhiều loại động, thực vật sinh sống.

Khu rừng này hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide trên thế giới, một loại khí nhà kính được cho là nhân tố lớn nhất gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Nhà khoa học khí hậu Brazil, ông Carlos Nobre, tin rằng có tới 15-17% toàn bộ diện tích rừng Amazon đã bị phá hủy. Thoạt đầu, giới khoa học cho rằng điểm bùng phát sẽ xảy ra khi tỉ lệ này là 40%. Và khi kịch bản tồi tệ nhất này xảy ra, khoảng 20 tỉ tấn carbon dioxide sẽ bị thải vào không khí, khiến cho toàn nhân loại khó có cách nào duy trì được mức nhiệt tăng lên toàn cầu trong giới hạn từ 1,5 - 2 độ C, một giới hạn để tránh những ảnh hưởng tồi tệ của biến đối khí hậu.

Ngoài ra, theo nguồn tin từ VnExpress, rừng Amazon được coi là lá phổi của trái đất, cung cấp 20% khí oxy cho thế giới. Các chuyên gia lo ngại các đám cháy rừng ở Brazil sẽ khiến nguồn cung cấp không khí sạch trên trái đất bị suy giảm, dẫn đến nhiều hệ quả cho sức khỏe con người.

"Con người hít vào rất nhiều phân tử hóa chất bụi và khí có hại, chúng có thể phá hủy đường hô hấp và gây tắc nghẽn nguồn cung cấp khí oxy trong cơ thể", tiến sĩ Diana Gall thuộc tổ chức Doctor4U cho biết.

Các bệnh viêm phế quản mạn tính, tắc nghẽn phổi, hen suyễn, cũng diễn biến trầm trọng hơn khi bệnh nhân hít phải khói bụi độc hại.

-> Thảm cảnh cháy rừng Amazon: Nhiều gia đình đã mất tất cả

Xem thêm: Toàn cảnh vụ cháy rừng ở Hà Tĩnh tháng 6/2019

Gia Hân (T/H)  
Đoàn cấp cao IPPF làm việc với Hội KHHGĐ Việt Nam về dự án chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Dùng xe cút kít vận chuyển gần 12.000kg lương thực tiếp tế chiến dịch Điện Biên Phủ
Bỏ chứng khoán đầu tư... đồng hồ Rolex
Chia sẻ yêu thương và tri ân cựu chiến binh Điện Biên Phủ
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Trải nghiệm mô phỏng môi trường học thực tế tại New Zealand
Những khoảnh khắc đáng nhớ tại Giải Golf Lương Văn Can
'Đêm thương hội' trao giải Giải Golf Lương Văn Can: Nhiều giá trị để lại
Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ rộng hơn 3.200m2
Can thiệp kịp thời cứu sống bệnh nhân có khối u hiếm gặp
Sút cân, nuốt vướng, cụ ông 67 tuổi không ngờ mình mắc bệnh hiểm
Công việc nhàm chán gây mất 37% trí nhớ sau tuổi 70
Chán cảnh nghỉ lễ dài ngày rồi lại làm bù
'Siêu phủi' Racheen Bello dự giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa
Già hóa dân số tại Việt Nam: Phụ nữ cao tuổi chịu nhiều ảnh hưởng nhất
3 bước từ bỏ Google
Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia ghi danh Việt Nam lên bản đồ môn thể thao quý tộc thế giới
Vụ gần 500 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Đình chỉ cơ sở bánh mì '3 không'
Gần 200 gian hàng tham gia Viet Nam Dairy 2024: Cơ hội cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi bất ngờ phát hiện khối u màng não khổng lồ
Xem thêm