Thứ bảy, 18/01/2025 07:04     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 11/07/2023 09:21

Chiếc võng bạt của bố

Đứa trẻ nào được sinh ra ở thời hậu chiến, hầu như đều nhìn thấy vật kỷ niệm của bố mang từ chiến trường về. Bố tôi, trở về với chiếc võng bạt để ghi nhớ 1 thời bom đạn khói lửa.

Cái thời nghèo khổ mỗi khi mùa hè đến, làng bản chưa có điện lưới quốc gia, các loại quạt nan, quạt giấy, quạt mo, mũ, nón tạo ra gió mát là ai ai cũng biết tận dụng triệt để.

Bố ơi, bây giờ có điện lưới về bản, tối đến bản làng điện sáng như sao, nhà nhà có quạt điện thay cánh tay người phe phẩy, thì con mới dám kể lại chuyện ngày xưa cho bố nghe.

1

Các tổ chức đoàn thể xã đến chúc thọ bố 80 tuổi.

Hồi ấy, mỗi nhà mình có cái võng bạt nằm bố nhỉ? Còn con mới cao đến cạp quần bố, hàng ngày bố mẹ đi làm, chúng con ở nhà cứ tranh nhau nằm võng bạt, lộn bên này, lại lộn bên kia bêu cả đầu. Mà cái võng của bố bền lắm, chúng con giằng co ghê gớm như thế mà nó chả làm sao. Tò mò con mới lấy dao về cứa vào mép thử một tý xem sao, không ngờ rách mép chỉ rồi, khi ngồi lên nó tự rách dài ra, thế là mất nằm luôn bố ạ.

Mấy đứa nhà bên nghịch cái gì tý là đều bị bố đánh đòn sắp chết. Anh Toản nhà bác Nhình cao lớn, có người yêu rồi, đi chăn trâu, bỏ trâu trên đồi rồi vào rừng tìm quả ăn, trâu không có người coi, đi phá nương lúa nhà người ta, tối về bị bố buộc dây thừng vào cổ chân, treo ngược lên xà nhà rồi mới vụt. Còn bố thì chẳng mắng con lấy một lời, đánh con lấy một roi. Bố cũng biết là con lấy dao cắt vào đúng không.

Mẹ cũng tiếc cái võng, mới lấy kim chỉ về khâu vá lại nhưng vẫn không được bố ạ, chỉ cần căng một tý là rách soạt như cũ ngay. Công nhận người nghiên cứu ra cái võng này rất giỏi, bố nhỉ.

2

Một thời của bố

Không còn võng cho em nằm, hôm sau con thấy bố cầm dao đi chặt tre về chẻ lạt, đan một cái nôi mới cứng cho em. Nhưng không hiểu sao đặt em vào là nó khóc toáng lên, lần sau con cho em ngủ say ở ngoài rồi mới nhẹ nhàng đặt vào nôi, thế mà nó mở mắt ra ngay lập tức rồi khóc ầm lên. Sau đó con nghĩ ra một cách, lấy chăn lót cho thật êm, nựng nó ngủ thật say mới đặt vào nôi, thế mà vừa đặt xuống nó đã khóc um lên. Làm thế nào cũng không ổn, tức lên con tát nó phát vào mông cho mày khóc mệt thì thôi. Bây giờ già rồi, thỉnh thoảng nó vẫn ôn lại đấy.

Bố ơi, có một lần con nghe bố với mấy chú cùng xóm ngồi bện chổi ngoài sân kể chuyện chiến đấu với nhau, thì con mới biết chiếc võng nó qúy giá thế nào. Với hành trang gói gọn trong chiếc ba lô, bộ đội có thể nhanh chóng tạo ra cho mình một nơi trú chân thoải mái giữa rừng rậm. Con nghe bố kể mà nước mắt cứ rơi, cái võng là tài sản quý giá nhất một thời của bố. Bố bảo hầu như đánh trận xong, nếu còn được vác xác về là sướng lắm rồi, những hành trang đấy bỏ lại hết, mang về làm gì cho mệt. Bố thì lại khác, đánh trận sống và chết chỉ cách nhau chớp mắt, nhưng bố vẫn cố gắng mang chiếc võng về nhà để cho chúng con nằm.

Chiếc võng của người lính trận đầy khói lửa đạn bom, chúng con là thế hệ sinh ra sau không biết chiến tranh là gì. Nhưng khi xem những thước phim tư liệu, con mới biết chiếc võng không chỉ để mắc nằm trong rừng sâu, mà còn là để gói ghém những đồng đội đã hy sinh lại, rồi đặt nằm sâu dưới lòng đất, chờ ngày im tiếng súng đồng đội và người thân sẽ đến đón về. Rồi là để cáng thương bệnh binh ra nơi an toàn. Rồi là trong các cuộc hành quân xuyên rừng xuyên núi, chiếc võng là mái nhà duy nhất để dừng chân.

Võng ngoài chợ có nhiều, nhưng con thấy nó không đẹp như võng của bố. Võng của bố đẹp nhất, vải nó dầy vòi muỗi không đâm thủng, mùa hè nằm cũng không nóng lắm, võng rộng mấy đứa trẻ chen chúc nhau ngồi lên vẫn được. Mà từ ngày bố mang chiếc võng ở chiến trường về, nó cũng từng giúp được khá nhiều người rồi nhé, như nhà anh Đạt mượn khiêng bố đi viện, anh Chinh mượn khiêng vợ đi đẻ, rồi chú Tàu mượn võng khiêng chị Thắm ở rừng về, vì bị cây chọc vào chân.

Mặc dù chuyện đã xa xưa, nhưng được kể ra với bố thế này con thấy lòng thanh thản. Nếu như con không “thử”, thì chiếc võng giờ vẫn còn bố nhỉ? Để bây giờ khi bố đã già, chân tay đã mỏi có chiếc võng ngả lưng vừa dễ chịu, vừa nhớ lại những kỷ niệm thời trẻ có phải là tốt biết bao nhiêu?

Bố ơi đừng buồn nhé, con cũng chỉ có một lần tuổi thơ, nên mới nghịch dại như thế mà thôi.

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"

Tác giả: Việt Quỳnh

Địa chỉ: Đài phát thanh truyền hình Bắc Kạn, tổ 6 Phùng Chí Kiên - TP Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn

Ban tổ chức  
Bí quyết '5 chữ' dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
'Ngược dòng' dư luận dạy 3 con gái thành thiên tài cờ vua
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: 'Cuộc thi 'Cha và con gái' mang ý nghĩa nhân văn, thấu cảm nhiều người'
NSND Hoàng Cúc: 'Cha sẵn sàng viết đơn cắt hộ khẩu để tôi thoát ly gia đình theo đuổi nghệ thuật'
'Cuộc thi 'Cha và con gái' là cầu nối để tôi được nói tiếng lòng với cha'
“Cuộc thi Cha và con gái giúp tôi nói lời tri ân sâu sắc tới hậu phương”
“Học sinh ngoan, chăm chỉ hơn sau bài viết về cha”
Cuộc thi 'Cha và con gái': Khi tâm tư được viết ra mà không sợ phán xét
PGS.TS Lưu Khánh Thơ: “Cha và con gái” là cơ hội để tôi trải lòng những hồi ức về cha'
Nhà báo Lê Quốc Minh: “Suốt 10 năm tôi đằng đẵng đưa con gái đi học đàn”
Trao giải cuộc thi viết 'Cha và con gái': Lan tỏa những điều tử tế, tốt đẹp cho cộng đồng
Nhà văn Nguyễn Một: Sự chân thật là yếu tố đặc biệt của cuộc thi 'Cha và con gái'
Sáng ngày mai tổng kết và trao giải cuộc thi “Cha và con gái”
MC Chiến Thắng dẫn chương trình Lễ trao giải “Cha và con gái”
Những lá thư tay trong thời đại số
Phát hành sách Cha và con gái: 'Có những câu chuyện làm mình bật khóc ngay từ những dòng đầu tiên'
Ba là 'đôi chân' cho con
Tổng kết và trao giải cuộc thi “Cha và con gái” vào ngày 12/7
Nơi cha và con gái được thành thật với nhau để sẵn sàng tha thứ
Lùi thời gian trao giải cuộc thi viết “Cha và con gái”
Xem thêm