Thứ tư, 15/05/2024 18:21
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 03/01/2024 09:10

Chăm sóc cho mẹ và trẻ sơ sinh chuẩn khoa học, an toàn

Để “mẹ tròn con vuông”, chăm sóc trong suốt quá trình mang thai và sau sinh cần đảm bảo khoa học và an toàn.

Những vấn đề cần thiết trong chăm sóc sản khoa

TS BS. Trần Nhật Thăng - Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) cho biết, trước khi sinh con cần lên kế hoạch kỹ lưỡng, khám sức khỏe cho cả bố và mẹ, tiêm chủng hoặc bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

h1

TS BS. Trần Nhật Thăng - Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM siêu âm, khám cho thai phụ.

Khi mang thai, mỗi giai đoạn thai kỳ đều có những thay đổi về sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con. Vì vậy, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ. Trường hợp thai kỳ có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, các bác sĩ sẽ lên kế hoạch theo dõi và có những chỉ định cần thiết.

Khám thai định kỳ cũng giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng sức khoẻ của mẹ để tư vấn phương pháp sinh phù hợp, những trường hợp cần cấp cứu khi chuyển dạ…

Theo CNHS. Đỗ Thanh Thùy - Hộ sinh trưởng khoa Phụ sản BV ĐHYD TP.HCM, trong khi mang thai có những thay đổi thường gặp như mệt mỏi, buồn nôn, ợ hơi, nhạy cảm (3 tháng đầu), đau nhức, tê tay – chuột rút, da sậm màu, rạn da, sưng phù (ba tháng giữa) và đau lưng, đau khớp, trĩ, tiểu nhiều lần… (ba tháng cuối).

Do đó, sản phụ nên khám thai định kỳ theo hẹn, tham gia lớp tiền sản, duy trì chế độ ăn lành mạnh, luyện tập nhẹ nhàng và nên đến thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

Sau khi sinh, sản phụ thường gặp các vấn đề ở vú, đổ mồ hôi nhiều, rụng tóc, trĩ, táo bón hoặc thay đổi tâm trạng… Do đó, nhân viên y tế và gia đình cần có phương pháp chăm sóc khoa học.

h2

Tại khoa Phụ sản BV ĐHYD TP.HCM, em bé sẽ được thực hiện phương pháp da kề da ngay sau sinh thường và sinh mổ, mẹ được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp, cách nuôi con bằng sữa mẹ, đi lại và vận động sau mổ, tắm và chăm sóc rốn tại phòng tắm bé…

Việc chăm sóc hậu sản đúng cách sẽ giúp mẹ phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần, tự tin chăm sóc bản thân và con.

Những lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh

BSCKII. Giang Trần Phương Linh - Trưởng khoa Sơ sinh BV ĐHYD TP.HCM lưu ý, trong những ngày đầu sau sinh, trẻ cần được bác sĩ chuyên khoa sơ sinh thăm khám để kiểm tra sức khỏe, đánh giá trẻ có những bất thường hay không để làm các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, tư vấn tiêm ngừa lao và viêm gan B, lấy máu gót chân thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh nhằm phát hiện sớm một số rối loạn về nội tiết, di truyền, chuyển hoá…, đo độ bão hòa oxy mao mạch qua da để tầm soát tim bẩm sinh nặng…

Sau khi xuất viện, trẻ cần có sự chăm sóc đặc biệt của gia đình để giúp trẻ khỏe mạnh. Do đó, các bà mẹ cần có kiến thức và kỹ năng để chăm sóc trẻ đúng cách như, trẻ được giữ ấm, bú mẹ theo nhu cầu, bổ sung thêm vitamin D.

Ba mẹ nên theo dõi thân nhiệt, hô hấp, chăm sóc da, rốn, mắt, tiêm chủng đầy đủ cho bé.

Trẻ cần được tái khám theo hẹn của bác sĩ. Ba mẹ biết được các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay (xem trong sổ sức khoẻ của trẻ), biết được cách sơ cứu trong trường hợp trẻ bị sặc sữa.

Ngoài ra, ba mẹ cần chú ý một số bệnh da thường gặp ở trẻ như hăm tã, khô da, phát ban, rôm sảy và chàm.

Tất cả những vấn đề này có thể phòng tránh và giải quyết nếu các gia đình biết cách tắm và chăm sóc da cho bé một cách dịu lành và chuẩn khoa học. Các mẹ cần đảm bảo các bước tắm, gội, dưỡng da thực hiện đúng cách và chọn sản phẩm chăm da phù hợp với bé (độ pH trung tính, không chất gây kích ứng hoặc tạo mùi).

Banner logo

Nhằm cung cấp những thông tin y tế chính thống, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong suốt giai đoạn mang thai, trước và sau sinh, Trung tâm Truyền thông phối hợp cùng Khoa Phụ sản, Khoa Sơ sinh BV ĐHYD TP.HCM, với sự đồng hành của GALDERMA Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn với chủ đề: “Chăm sóc cho mẹ và trẻ sơ sinh chuẩn khoa học, an toàn”, theo dõi tại: https://bit.ly/chamsocmevatresosinh.

Đông Hường  
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Xem thêm