Chủ nhật, 12/05/2024 14:54
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 03/04/2019 13:29

Câu chuyện Chùa Ba Vàng: Đừng để niềm tin bị đem ra trục lợi

Xã hội ngày càng có những biểu hiện của sự mê tín dị đoan, lấy công làm tư. Gần đây là vụ bê bối ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) khiến dư luận xôn xao.

Mê tín dị đoan có thể đem đến sự đau khổ

Vụ bê bối ở chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) khởi nguồn từ một phóng sự điều tra của báo Lao Động đăng tải ngày 20/3vừa qua. Trong phóng sự, một hoạt động có tên “thỉnh vong giải oán” của nhà chùa đã bị vạch trần. Những người phục vụ trong “đường dây thỉnh vong giải oán” ở đây cho rằng, mọi bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều do oan hồn từ kiếp trước gây ra. Người ở kiếp này muốn thoát nạn thì phải “trả nợ” theo lời vong yêu cầu. Hình thức “trả nợ” là bằng tiền mặt thông qua việc công đức vào nhà chùa. Có người bị “đòi nợ” 5-7 triệu nhưng cũng có người bị “đòi” vài chục triệu đồng.

1

Đừng để niềm tin bị đem ra trục lợi (Ảnh minh họa)

Những năm gần đây, hoạt động này đã đem lại cho nhà chùa hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Để có doanh thu trên, hẳn nhiên phải có đến hàng nghìn người tham dự. Một con số đáng giật mình nhưng không lạ về chuyện sùng bái cõi âm của nhiều người ở xứ ta. Người ta chẳng lạ với cảnh người người ngồi tràn khắp những con phố quanh chùa trong lễ giải hạn những ngày đầu năm. Người ta cũng không lạ khi chứng kiến bầu đoàn thê tử những người từ các vùng quê khác nhau, ăn trực nằm chờ để được nghe thầy bói phán.... Người ta tranh nhau uống loại nước không rõ nguồn gốc hay giành giật bằng được mẩu đồ ăn chỉ vì nghĩ đó là lộc từ một thế lực... không có ở cõi dương.

Chưa ai có thể lý giải rõ ràng về việc người âm có thể tác động ra sao với cuộc sống dương thế. Cũng chẳng có minh chứng nào cho thấy việc thỉnh vong, gọi hồn người đã khuất hay cầu xin người âm giúp người đời đạt được mong muốn hay giàu sang, sung túc. Và tin chắc không bao giờ ai có thể chứng minh được điều đó. Ấy thế nhưng vẫn có nhiều người sùng bái cõi âm. Bằng chứng là các điện, phủ do các cá nhân lập nên để phục vụ việc cúng bái ngày càng nhiều. Các thầy bói, thầy cúng xuất hiện khắp nơi, hỏi thăm một câu có thể tìm ra hàng loạt số. Đằng sau đó cũng là hàng loạt những câu chuyện đau lòng xảy ra.

Anh Hưng (31 tuổi), nhà ở Yên Thế, Bắc Giang kể vợ anh “mê tín từ trong bản chất, không sao cải tạo nổi”. Chị bị mắc bệnh nhưng không chịu đến bác sĩ mà đi tìm thầy đủ mọi nơi, từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An…, cứ nơi nào nghe mách có thầy tốt là lại bắt anh đi đến chỗ đó. Trong một lần đến thầy ở Ninh Bình, ông này xem bệnh và nói vì người tình từ kiếp trước của chồng không muốn anh có người đàn bà khác nên việc đầu tiên là từ bây giờ vợ chồng anh nên hạn chế gần nhau để che mắt cô ta. Nhưng để khỏi bệnh hoàn toàn thì thầy khuyên vợ anh nên lập hẳn một cái miếu hầu ở nhà để khấn vái cung kính, vừa để tạ tội vừa để xin tha thứ. Như vậy ắt từ sau vợ chồng anh sẽ khỏe mạnh và hạnh phúc.

Từ đó đến nay đã hai năm, vợ anh Hưng có phần cũng khỏe và tươi tỉnh hơn, nhưng càng ngày càng trở nên sùng bái thần thánh đến mức trong mơ cũng “con lạy các ngài chứng giám”, “con xin các ngài hãy nhận lấy chút lòng thành của con”, và nhất là cắt hẳn “chuyện ấy” khiến anh chán nản vô cùng. “Sống cạnh vợ mình mà cứ như ở cạnh một bà thầy cúng, lúc nào cũng khấn vái, hương khói. Nói thật, tôi chỉ muốn đi đâu khỏi nhà cho khuất mắt”, anh Hưng chia sẻ.

Ranh giới đúng - sai trong câu chuyện tín ngưỡng

Chia sẻ với PV, bà Hà một phật tử trú tại phố Lạch Tray, quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng cho hay, gần như mỗi dịp đầu xuân, năm nào bà cùng gia đình cũng tới chùa Ba Vàng để đi lễ cầu bình an. “Gia đình tôi đi lễ chùa Ba Vàng theo tâm niệm là con của Phật. Tôi chỉ lễ theo tâm niệm của mình, tôi tin vào giáo lý của nhà Phật. Nhiều năm về trước, tôi lễ chùa Ba Vàng thì chùa nơi đây còn rất nhỏ, hoang sơ. Về sau chùa được đầu tư xây dựng mới khang trang, hoành tráng như ngày hôm nay. Tôi đến chùa chỉ cầu bình an, sức khỏe cho gia đình, hướng tới điều thiện, tránh làm điều ác để tích phúc đức cho con cháu”, bà Hà nói.

Trên thực tế, không phải ai cũng có nhận thức như bà Hà. Rất nhiều người có nhận thức chưa đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo và có niềm tin mê muội vào “thế lực siêu nhiên”. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mê tín dị đoan. Sự nhầm lẫn, đánh đồng giữa hành vi thực hành tín ngưỡng, tôn giáo với các hoạt động mê tín dị đoan khiến nhiều người không biết đâu là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng đúng đắn và lành mạnh, cho nên dễ sa vào xu hướng tiêu cực. Thậm chí, nhiều lúc, nhiều khi hành vi mê tín dị đoan còn được núp bóng “khoác áo” tín ngưỡng để dễ dàng lừa gạt, làm mê muội người dân, mà thí dụ cụ thể là những tà đạo đã được xã hội vạch trần thời gian qua.

Empty

Mê tín dị đoan có thể đem đến sự đau khổ (Ảnh minh họa)

Lợi dụng xu hướng này, mà một số đối tượng đã thực hiện hành vi mê tín dị đoan trái pháp luật, để rồi vì trình độ nhận thức thấp, thiếu khả năng xét đoán về mặt khoa học đã khiến một bộ phận người dân dễ tin vào “thế lực siêu nhiên”, thần bí, vào điều phi lý, không có cơ sở thực tế, dễ bị kẻ xấu lừa đảo. Hơn nữa, mặt trái của cơ chế thị trường cũng dẫn đến sự lầm tưởng về giá trị của chức quyền, của tiền tài và khiến nhiều người chạy theo những giá trị ảo. Từ đó nảy sinh ham muốn cầu xin “thần thánh” đem lại điều mà bản thân mong muốn.

Ðó cũng là nguyên nhân lý giải vì sao hiện tượng mê tín dị đoan ngày càng xảy ra nhiều hơn ở nhóm dân cư có trình độ nhận thức, tri thức cao. Càng có nghề nghiệp và thu nhập tốt, họ càng mong được thuận lợi hơn về công danh, tiền tài. Bên cạnh đó, công tác định hướng hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn những bất cập. Công tác quản lý, tổ chức lễ hội nhiều lúc còn buông lỏng để cho các hoạt động mê tín dị đoan diễn ra tự phát, tràn lan… Ðặc biệt là xử phạt cũng chưa nghiêm minh.

Việc bài trừ mê tín dị đoan khỏi đời sống xã hội khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn, nhưng không thể không làm và rất cần sự phối hợp giữa ý thức trách nhiệm của mỗi người dân với vai trò của cơ quan chức năng. Cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa về hệ lụy nguy hiểm của mê tín dị đoan, giúp mọi người hiểu rõ để từ đó xa lánh, dần loại bỏ khỏi đời sống xã hội. Cần phải xử lý nghiêm hành vi mê tín dị đoan hay lợi dụng mê tín dị đoan gây tác động xấu đến xã hội. Ðồng thời, mỗi người dân cũng cần tự nâng cao nhận thức, tránh bị đối tượng xấu lừa đảo.

->Đề xuất đình chỉ mọi chức vụ đối với trụ trì chùa Ba Vàng

Xem thêm: Giáo hội Phật Việt Nam kết luận về vụ bê bối tại Chùa Ba Vàng, Uông Bí, Quảng Ninh (Nguồn: Quốc Hội)

Hà Dương  
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”
Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
Hải Phòng tư vấn SKSS/KHHGĐ trực tiếp cho trên 5.000 hộ gia đình
Mất 3,6 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của người lạ
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Orion tổ chức cuộc thi Sáng tác Đậm tình Việt Nam
Nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ bị liệt 2 chân
Hải Phòng khám tư vấn sức khỏe cho trên 1.000 người cao tuổi
Cứu sống bệnh nhân 22 tuổi tắc mạch não bằng kĩ thuật tiêu sợi huyết
Bé gái 5 tuổi uống nhầm hoá chất thí nghiệm
Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường
Cô gái Lào 'hồi sinh' trên giường bệnh viện Bạch Mai
Nhập viện nguy kịch do dùng thuốc tự kê đơn
Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa?
Xem thêm