Thứ hai, 13/05/2024 21:23
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 24/09/2018 10:28

Cảnh báo tình trạng trẻ nhỏ mắc bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp thường chỉ mắc ở người già. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể xảy ra với trẻ nhỏ và để lại biến chứng nguy hiểm.

Cô bé 8 tuổi mắc chứng bệnh của người lớn tuổi

Esme Stewart-Smith (Auckland, New Zealand) chỉ mới 8 tuổi nhưng đã bị chứng viêm khớp, chứng bệnh mà người ta thường nghĩ là chỉ có người lớn tuổi mới mắc phải.

Vào một ngày tháng 7/2016, cô bé Stewart-Smith thức dậy và cảm thấy đau đầu gối và sốt cao. Cô bé đau đến nỗi không thể đi lại được.

Theo stuff ngày 22/9/2018, lúc đó cô bé đang đi nghỉ với gia đình. Chính vì đau quá nhiều nên cô bé không thể tự đi lên máy bay để đi về nhà.

Sau khi về nhà, cô bé Stewart-Smith được đưa đến bác sĩ khám và chẩn đoán bị viêm khớp. Ba mẹ bé rất bất ngờ vì họ nghĩ đây là bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi.

Bé Stewart-Smith là 1 trong 647.000 người ở New Zealand bị viêm khớp, gây sưng phù các khớp, dẫn đến đau và cứng.

Philip Kearney, tổng giám đốc điều hành tổ chức Arthritis New Zealand (cung cấp các dịch vụ chăm sóc viêm khớp), nói với stuff con số trên sẽ tăng lên 1 triệu người đến năm 2040.

Tuy nhiên, Bộ Y tế New Zealand chưa thống kê có bao nhiêu trẻ mắc viêm khớp.

co-be

Esme Stewart-Smith bị viêm khớp. Cô bé là 1 trong 647.000 người ở New Zealand bị bệnh trên – Ảnh chụp màn hình stuff

Dạng viêm khớp mà bé Stewart-Smith mắc phải gọi là bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên, để lại những di chứng nặng nề cho trẻ trong quá trình phát triển, chẳng hạn như bị teo cơ cứng khớp và viêm mống mắt.

Vì vậy, đây là một căn bệnh có thể được xem như là một gánh nặng và thách thức cho ngành y tế lên kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức năng để hạn chế tàn tật suốt đời cho trẻ.

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ có thể bảo tồn được các khớp và hạn chế đến mức tối đa sự biến dạng gây tàn phế

Theo PGS.TS Lê Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch - dị ứng - khớp, Bệnh viện Nhi trung ương, đau xương khớp ở trẻ nhỏ là hiện tượng khá phổ biến, có nhiều nguyên nhân như lớn nhanh, hệ xương chưa phát triển tương xứng, viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao hay sau chấn thương và một số em bị khớp mãn tính do rối loạn miễn dịch.

Theo bác sĩ Hương, bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên rất nguy hiểm cho trẻ, nếu phát hiện quá muộn, gây tổn thương khớp nghiêm trọng sẽ dẫn đến tàn phế. Vì vậy khi thấy có những biểu hiện bất thường về khớp phải đưa trẻ đến khám ở các chuyên gia khớp.

"Loại viêm khớp này diễn biến dai dẳng, chậm chẩn đoán có thể khiến trẻ bị tàn tật. Vì thế, nếu thấy trẻ kêu đau chân, tay, khớp, tình trạng kéo dài trên 6 tuần thì nhất định phải đưa con đi khám để xác định rõ nguyên nhân, từ đó áp dụng biện pháp điều trị phù hợp", bác sĩ Hương cảnh báo.

Bác sĩ cho biết, viêm khớp mãn tính ở trẻ em, hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên khá phổ biến. Bệnh có thể tồn tại khoảng vài tháng đến vài năm và hay gặp nhất là 3 dạng: Thể viêm ít khớp: Chỉ gây tổn thương dưới 5 khớp chủ yếu là những khớp lớn như: vai, khuỷu, gối. Thể viêm đa khớp có tổn thương từ 5 khớp trở lên, thường gặp ở những khớp nhỏ bàn tay, bàn chân nhưng cũng có thể gặp ở khớp lớn.

Cuối cùng là thể viêm khớp hệ thống gây tổn thương nhiều hệ cơ quan trong cơ thể (còn gọi là bệnh Still). Viêm khớp Still là một trong 3 thể lâm sàng của bệnh viêm khớp mãn tính ở trẻ em, với các biểu hiện là hay sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirine liều thông thường. Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở thân mình và các gốc chi, nhưng các mẩn đỏ này mất đi rất nhanh.

Về hướng điều trị khi bị viêm khớp, PGS.TS Hương cho biết, viêm khớp mãn tính ở trẻ em được điều trị bằng các thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoide, ức chế miễn dịch, vật lý trị liệu... Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ có thể bảo tồn được các khớp và hạn chế đến mức tối đa sự biến dạng gây tàn phế. Tuy nhiên, các bệnh khớp tự miễn sau khi điều trị ổn định trẻ vẫn cần được tái khám và theo dõi định kỳ theo chuyên khoa để tránh trường hợp bị lại.

-> Móng chân vàng có thể là dấu hiệu của bệnh phổi hoặc viêm khớp dạng thấp

Video: Những loại quả không nên ăn hạt

Phương Vũ  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Công thức diện áo thun trẻ trung dành cho phụ nữ U40+
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Những điều cần thực hiện trước khi thoa kem chống nắng
Ra mắt bộ sưu tập “Mẹ yêu” nhân ngày Mother's Day
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Thoa kem chống nắng bao lâu thì có thể tiếp xúc với nước?
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Vì sao đồ cũ của Chanel, Louis Vuitton có giá bán 'trên trời'?
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Lời khuyên 'vàng' cho người cao huyết áp
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Xem thêm