Chủ nhật, 12/05/2024 02:21
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 25/10/2018 11:55

Cảnh báo nguy hiểm khi tự ý truyền dịch

Việc lạm dụng truyền dịch khi chưa thật sự cần thiết hoặc truyền dịch không đúng quy định đã gây ra nhiều vụ chết người do bị sốc phản vệ không thể cấp cứu.

Mới đây, trường hợp bé trai 22 tháng tuổi tử vong sau khi truyền dịch tại một phòng khám tư nhân ở quận Long Biên (Hà Nội) ngày 16/10 đã cảnh báo về tình trạng tử vong khi tự ý truyền dịch tại nhà hay tại các phòng khám tư không đảm bảo yêu cầu. Dịch truyền cũng là một loại thuốc, không phải cứ thích là truyền.

Truyền dịch là một kỹ thuật y tế đưa một lượng lớn nước và hoạt chất có tác dụng dược lý để tiêm trực tiếp vào mạch máu qua đường tĩnh mạch.

Truyền dịch rất cần thiết và là biện pháp cấp cứu trong nhiều trường hợp. Kỹ thuật tiêm truyền phải do nhân viên y tế đã qua đào tạo thực hiện và chỉ được tiến hành tại các cơ sở y tế khi có đầy đủ phương tiện cấp cứu đề phòng sốc phản vệ.

Trung-tam-y-te-du-phong01

Việc truyền dịch cần có sự hướng dẫn cụ thể của các nhân viên y tế (Ảnh: TL)

>>> Sở Y tế Hà Nội mít tinh Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh dại

Việc lạm dụng truyền dịch khi chưa thật sự cần thiết hoặc truyền dịch không đúng quy định đã gây ra nhiều vụ chết người do bị sốc phản vệ không thể cấp cứu. BS Nguyễn Thị Ngọc Oanh - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, truyền dịch tuy là một thủ thuật y tế thông dụng nhưng có rất nhiều nguy cơ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không phải ai cũng truyền dịch được và không phải lúc nào truyền dịch cũng là lựa chọn hàng đầu.

Truyền dịch thường được áp dụng trong những trường hợp mất nước cấp tính mà không thể bù lượng dịch đã mất bằng đường uống như tiêu chảy cấp, nôn nhiều, sốt cao hoặc say nắng. Ngoài ra, những trường hợp cũng cần được truyền nước như sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ. Đối với trẻ nhỏ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm não thì cần phải thận trọng hơn khi lựa chọn các loại dịch truyền. Còn theo ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo quy định, muốn truyền dịch phải có chỉ định của bác sĩ và chỉ được thực hiện ở bệnh viện, các cơ sở y tế đã qua thẩm định, được cấp phép, có đầy đủ phương tiện, thiết bị cấp cứu chống sốc phản vệ.

Với các phòng khám thông thường, tuyệt đối không được thực hiện dịch vụ kỹ thuật truyền dịch. Ngành y tế cũng nghiêm cấm nhân viên y tế làm dịch vụ tiêm, truyền dịch tại nhà. Ngoài ra, việc lạm dụng truyền dịch khi chưa thực sự cần thiết còn đưa đến những nguy hiểm khôn lường như nhiễm khuẩn máu, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với người vốn có bệnh tim mạch).

Đã có nhiều trường hợp bị sưng chỗ tiêm hoặc lan tỏa ra xung quanh khiến vùng da đó bị viêm tấy đỏ, nặng hơn là bị hoại tử nhất là khi truyền dịch cung cấp chất dinh dưỡng. Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền như chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, đau ngực...

Đối với trường hợp nếu lượng dịch truyền quá nhiều, cơ thể lại bị mất nước ưu trương, sẽ bị teo tế bào não rất nguy hiểm. Không chỉ vậy, đã có nhiều tai biến do dịch truyền gây ra khi truyền dịch với mục đích bồi bổ cơ thể, đẹp da, bù nước. Truyền dịch tuy là một thủ thuật y tế rất thông dụng, có thể thực hiện tại các trạm y tế, nhưng không an toàn tuyệt đối như nhiều người lầm tưởng. Không phải ai cũng truyền dịch được và không phải lúc nào truyền dịch cũng là lựa chọn hàng đầu.

Do truyền dịch đưa vào cơ thể một lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa gây các hiện tượng phù ở tim, thận... Nguy cơ lây nhiễm các bệnh như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B,C là rất cao qua con đường truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng.

Do vậy, trước khi truyền dịch, người bệnh phải khám, làm xét nghiệm, xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và phải thực hiện ở những cơ sở y tế có đầy đủ các phương tiện cấp cứu.

PV  
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
Hải Phòng tư vấn SKSS/KHHGĐ trực tiếp cho trên 5.000 hộ gia đình
Mất 3,6 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của người lạ
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Orion tổ chức cuộc thi Sáng tác Đậm tình Việt Nam
Nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ bị liệt 2 chân
Hải Phòng khám tư vấn sức khỏe cho trên 1.000 người cao tuổi
Cứu sống bệnh nhân 22 tuổi tắc mạch não bằng kĩ thuật tiêu sợi huyết
Bé gái 5 tuổi uống nhầm hoá chất thí nghiệm
Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường
Cô gái Lào 'hồi sinh' trên giường bệnh viện Bạch Mai
Nhập viện nguy kịch do dùng thuốc tự kê đơn
Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa?
Chuyện rơi nước mắt sau ngôi mộ 2 chị em người Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh
Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10
Tài xế và thức uống bổ sung năng lượng luôn đồng hành trong mỗi chuyến đi
Xem thêm