Chủ nhật, 19/05/2024 09:06
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 23/09/2017 09:43

Cách trị bệnh trĩ cho trẻ nhanh và hiệu quả nhất

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, với gần 40 % dân số bị mắc bệnh theo thống kê của ngành y tế. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già. Trong đó, số lượng trẻ em bị mắc bệnh trĩ tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, có thể nằm trong số những trường hợp sau:

Do bẩm sinh: đôi khi, trẻ sinh ra đã có trực tràng khá yếu, hệ tiêu hóa cũng yếu nên dễ gặp phải vấn đề liên quan đến trực tràng, hậu môn, điển hình là bệnh trĩ.

benh-tri

Cha mẹ cần theo dõi và giúp con hình thành những thói quen tốt, để tránh bị bệnh trĩ

Do thói quen ăn uống: nhiều trẻ rất khó ăn, cũng không chịu ăn đầy đủ chất xơ nhau rau, trái cây. Thêm vào đó, nhiều phụ huynh chỉ cho con ăn những thứ con thích, do đó chất dinh dưỡng không được cân bằng, gây táo bón kéo dài. Khi để lâu sẽ dẫn đến trĩ.

Do vấn đề vệ sinh: đôi khi, trẻ không biết cách giữ vệ sinh cá nhân cũng ảnh hưởng, góp phần sinh ra bệnh trĩ.

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả cho trẻ em

Các bé cần có chế độ ăn uống hợp lý, các mẹ cần lưu ý tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn. Hãy thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.

Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.

Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, …để cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.

Khi trẻ bị táo bón, hãy xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng, bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại. Không làm nặng tay quá và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được. Sau đó, tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 – 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ đôi khi hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì có lẽ trẻ đã bị bệnh sa trực tràng. Vì thế hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Phương Vũ  
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Xem thêm