Thứ ba, 22/04/2025 09:36     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 25/07/2017 15:13

Cách dùng băng vệ sinh an toàn, hiệu quả

Thói quen sử dụng băng vệ sinh quyết định khá lớn đến sức khỏe sinh sản. Vì vậy đừng để những thói quen không tốt ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.

Thiếu nữ suýt chết vì không thay băng vệ sinh trước khi đi ngủ

Ngày 10/4, Molly Pawlett thức dậy với nhiều nốt ban trên khắp cơ thể cùng với triệu chứng đau miệng và lưỡi đỏ. Cô được mẹ đưa vào bệnh viện ngay sau đó.

Tại đây, các bác sĩ xác định Molly bị mắc hội chứng sốc độc tố do tụ cầu khuẩn staphylococcus aureus và streptococcus pyogenes xâm nhập vào cơ thể và giải phóng ra độc tố.

tampon-247

Molly đã sử dụng băng vệ sinh trong một thời gian dài khiến độc tố của tụ cầu khuẩn sản xâm nhập vào vào cơ thể qua niêm mạc âm đạo dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Triệu chứng của TSS bao gồm đau miệng, lưỡi đỏ, sốt cao, giảm huyết áp, buồn nôn, nôn mửa và đi ngoài, nổi ban đỏ. TSS rất hiếm gặp, không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Mẹ của Molly, Sonia, nói: “Con gái tôi sử dụng chiếc băng vệ sinh ấy trước khi đi ngủ và nó đã ở trong cơ thể con bé suốt 10 tiếng.

Thật may mắn là tôi đã bỏ miếng băng vệ sinh đó và đưa Molly đến bệnh viện kịp thời, nếu không con bé có thể đã chết”.

Nguyên nhân được xác định là Molly đã sử dụng tampon trong một thời gian dài khiến độc tố của tụ cầu khuẩn sản xâm nhập vào vào cơ thể qua niêm mạc âm đạo dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Thận của Molly không thể loại bỏ được độc tố dẫn đến tình trạng sốc. Cô được dùng thuốc để ổn định tình hình.

Tampon là loại băng vệ sinh có hình dạng như một chiếc que, kích thước khá nhỏ gọn, to cỡ ngón tay, dài khoảng 4-5 cm.

7 lời khuyên dùng băng vệ sinh an toàn, hiệu quả:

Thay băng vệ sinh 3 giờ một lần

Để thuận tiện hơn trong những ngày ấy, nhiều bạn gái thường dùng băng vệ sinh có độ thấm hút cao hoặc có bạn đôi khi quên mà không thay. Điều này không tốt vì trong máu có nhiều chất dinh dưỡng rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó làm gia tăng các bệnh phụ khoa. Vì thế bất kể lượng hành kinh nhiều hay ít, bạn nên thay băng vệ sinh 3-4 tiếng/ lần.

Để băng vệ sinh ở nơi khô thoáng

Môi trường trong nhà tắm thường ẩm thấp, băng vệ sinh để trongđó lâu ngày dễ bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì thế sau khi bóc gói băng vệ sinh, tốt nhất nên để nơi khô ráo sạch sẽ.

Sử dụng băng vệ sinh gần ngày sản xuất

Thực tế, băng vệ sinh có yêu cầu vệ sinh rất nghiêm ngặt, càng gần ngày sản xuất bao nhiều thì chất lượng băng vệ sinh càng tốt bấy nhiêu. Băng vệ sinh được sản xuất dựa trên công nghệ tiêu độc nhiệt độ cao đạt đến mức độ vô trùng. Nhưng nếu để bị hở, sẽ tạo điều kiệt rất tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây ô nhiễm. Bởi vậy, khi mua băng vệ sinh, bạn nên chú ý chọn nhà sản xuất có uy tín, đồng thời nên lưu ý thời gian sử dụng, cũng như xem băng vệ sinh có bị hở không.

Không nên mua băng vệ sinh khuyến mại

Thông thường, các sản phẩm khuyến mại rất khó có thể đảm bảo về mặt chất lượng. Còn khi lựa cọn sản phẩm mới, nên lựa chọn những nhà sản xuất có thương hiệu, tránh mua phải hàng không chất lượng.

Hạn chế sản phẩm tạo mùi thơm

Băng vệ sinh có mùi thơm không thể đảm bảo độ tiệt trùng, “cô bé” thường rất nhạy cảm, nếu tiếp xúc với những mùi này thường dẫn đến bị ngứa, hoặc bị viêm âm đạo. Vì thế khi chọn lựa băng vệ sinh có mùi thơm cần để ý đến phản ứng của cơ thể xem có thích nghi được hay không.

Rửa tay trước khi sử dụng băng vệ sinh

Trong thời gian kinh nguyệt, sức đề kháng các bạn gái thường thấp, băng vệ sinh trực tiếp tiếp xúc với lớp da ngoài âm đạo, chỉ cần sơ suất chút thôi là có thể dẫn đến một số bệnh về phụ khoa.

Không để băng vệ sinh trong nhà vệ sinh trong thời gian dài

Các nhà chuyên gia cho rằng đặt băng vệ sinh trong nhà vệ sinh 1 thời gian dài là 1 cách làm không tốt, mất vệ sinh. Bởi vì nhà vệ sinh thường ẩm ướt tối tăm, băng vệ sinh để bên trong sẽ dễ bị ẩm ướt, ô nhiễm nấm mốc, sau khi sử dụng băng vệ sinh xong cần để nó vào nơi khô ráo thoáng mát, nếu như nó bị nhiễm ẩm thì không nên dùng nữa.

Phương Vũ  
Sản phụ tuần 32 bị tiền sản giật nặng, vỡ òa niềm vui làm mẹ
Tư thế ngủ tốt cho người mắc 8 loại bệnh mạn tính
Tuần lễ Vàng – Ươm mầm hạnh phúc 2025: Cơ hội vàng cho giấc mơ 'tìm con yêu'
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Từ vụ 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất: Biết 5 cách này để an toàn cho cả nhà
Ứng dụng AI trong điều trị cá thể hóa ung thư vú tại Việt Nam
BVĐK Tâm Anh, VNVC xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống trên TikTok
Vụ sữa giả quy mô lớn: Trách nhiệm thuộc về ai khi gần 600 sản phẩm 'lọt lưới'?
Bí quyết hết đau lưng do thoái hóa cột sống của tôi
Vì sao nhiều người thích ăn khi tâm trạng không tốt?
Dấu hiệu đau hầu hết dân văn phòng mắc báo hiệu 6 bệnh nguy hiểm
Rà soát, kiểm tra việc kê đơn sữa, thực phẩm chức năng tại các bệnh viện
Thương hiệu mỹ phẩm Le Petit Marseillais chính thức ra mắt tại Việt Nam
'Cơn bão' sữa giả, thuốc giả: Niềm tin người bệnh không thể đánh đổi bằng vài giây TikTok
Ù tai tưởng bình thường không ngờ là dấu hiệu bệnh chết người
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày có an toàn không?
Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng bệnh viện Vinmec cần giờ theo chuẩn quốc tế
Ra hiệu thuốc chú ý 4 điểm, thực hiện 3 điều tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng
Sữa giả ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe bệnh nhân ung thư?
Xem thêm