Thứ bảy, 18/05/2024 13:11
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 31/12/2022 17:12

Cách chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh do virus Adeno

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 3451/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, dự phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do virus Adeno ở trẻ em.

Virus Adeno gây bệnh ở người lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp trong phạm vi gần, hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với dịch cơ thể có chứa virus.

Người bị virus Adeno gây bệnh thường nhẹ, trừ một số trường hợp diễn biến nặng khi có bệnh kèm theo như suy giảm miễn dịch, bệnh phổi mạn, bệnh tim bẩm sinh, ung thư, ghép tạng... Nguy cơ lây nhiễm giống như một số virus cảm lạnh thông thường, nhưng thấp hơn virus hợp bảo hô hấp (RSV), cúm mùa, SARS-CoV-2.

adeno-16639402728261742430101-crop-16721329235821383483643

Điều trị cho trẻ mắc virus Adeno tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh: VTV)

Những nơi có điều kiện sống kém, đông đúc thường là nơi để Virus Adeno gây dịch. Ngoài ra có thể do nhiễm trùng bệnh viện qua bàn tay người chăm sóc, dụng cụ thăm khám chăm sóc, đặc biệt ở Khoa hồi sức, sơ sinh, đơn vị ghép tạng.

Thời điểm lây truyền bệnh chủ yếu là vào cuối thời kỳ ủ bệnh và kéo dài đến 14 ngày sau khi phát bệnh hoặc có thể lâu hơn. Virus Adeno ở người có thể tồn tại trong vài tuần đến vài tháng, cư trú trong mô bạch huyết, nhu mô thận hay các mô khác thậm chí vài năm. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, xuân và đầu hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm.

Thời gian ủ bệnh của nhiễm virus Adeno khoảng từ 2 - 12 ngày, trung bình là 8 ngày, nhưng cũng có thể dài hơn 12 ngày. Triệu chứng bệnh biểu hiện qua phản ứng đáp ứng viêm hệ thống không đặc hiệu, viêm kết mạc, phản ứng hạch lympho, tổn thương đường tiêu hoá, và thường gây nặng bằng tổn thương đường hô hấp gây viêm phổi, suy hô hấp tiến triển...

Theo Bộ Y tế, giải pháp điều trị chính là điều trị triệu chứng, điều trị theo sinh lý bệnh, có một số liệu pháp điều trị kháng virus nhưng vẫn đang là các nghiên cứu thử nghiệm làm sàng, có thể hóa điều trị ở một số trường hợp bệnh nặng và nguy kịch. Dự phòng bệnh chủ yếu là các giải pháp phòng ngừa lây nhiễm.

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm virus Adeno gây bệnh ở người rất đa dạng, sau thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể xuất hiện một hay nhiều triệu chứng như sốt, đau đầu, họ khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, buồn nôn, đau bụng. Giai đoạn toàn phát, tùy theo các nhóm virus gây bệnh khác nhau mà bệnh biểu hiện các thể khác nhau

Theo hướng dẫn, nguyên tắc điều trị virus Adeno gồm áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian - điều trị, chăm sóc; phân loại và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh; điều trị triệu chứng như: hạ sốt giảm ho, giảm đau... Điều trị hỗ trợ khác như đảm bảo trẻ được bú mẹ và dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, dinh dưỡng...

Trong điều trị phải luôn tuân thủ nguyên tắc cấp cứu A-B-C: Kiểm soát đường thở, thở, tuần hoàn. Ngoài ra, Hướng dẫn cũng nêu rõ việc cá thể hóa các biện pháp điều trị, đặc biệt là các ca bệnh nặng nguy kịch...

Vì vây, để phòng bệnh thì phải luôn giữ vệ sinh, nâng cao thể trạng, đảm bảo dinh dưỡng, kiểm soát các bệnh nền (nếu có), tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine được khuyến cáo theo lứa tuổi và sử dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm chuẩn khi tiếp xúc với người nghi nhiễm vi rút Adeno.

Tại cơ sở khám chữa bệnh, cần tăng cường tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn, áp dụng dự phòng lây truyền qua giọt bắn và dự phòng lây truyền qua tiếp xúc, Tuân thủ các hướng dẫn dự phòng, kiểm soát nhiễm khuẩn đã ban hành.

PV  
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Xem thêm