Chủ nhật, 19/05/2024 17:20
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 14/11/2017 08:18

Bị tuyên phạt 15 năm tù, “Hoa hậu quý bà” kêu oan

Sau khi bị tuyên phạt 15 năm tù, bà Nga đã có đơn gửi các cơ quan chức năng kêu oan, đồng thời kiến nghị ngành chức năng xem xét lại vụ án.

Kêu cứu vì cho rằng bị kết án oan!

Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao thì, cuối năm 2007 đầu năm 2008, bà Nga thuê người vẽ thiết kế dự án Khu chung cư cao cấp – tháp văn phòng BLUE SKY TOWER tại khu đất 35.000 m2, thuộc phường Bình Khánh, quận 2, TP Hồ Chí Minh để xin cấp phép.

Thông qua ông Trần Văn Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Tân Kỷ, bà Nga gặp bà Dương Mỹ Linh, địa chỉ số 107/18 Trương Định, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh và giới thiệu bán dự án trên. Hai bên thống nhất giá đất dự án là 1.800 USD/m2. Tổng giá trị dự án là 54 triệu USD. Tổng số tiền đặt cọc của bà Linh để mua dự án là 3.100.000 USD.

Bà Linh thấy bà Nga lâu không thực hiện dự án và biết Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 10098/TNMT ngày 27/11/2007 không chấp thuận cho bà Nga xây dựng dự án ở phường Bình Khánh; UBND TP Hồ Chí Minh có Công văn số 261/UBND-ĐTMT ngày 14/1/2008 và UBND quận 2, TP Hồ Chí Minh có Công văn số 1570/UBND-TNMT ngày 3/3/2008 nội dung: Không cho phép mua bán, chuyển nhượng, xây dựng trái phép trên đất tại phường Bình Khánh vì quy hoạch ga Thủ Thiêm... nên cho rằng bà Nga đã lừa mình.

Sau đó bà Linh một mặt đòi lại tiền đặt cọc, mặt khác tố cáo bà Nga với cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo (Đây cũng chính là nội dung đơn tố cáo của bà Linh gửi các cơ quan chức năng)

Dựa vào đơn thư tố giác tội phạm của bà Linh, Cơ quan ĐT Viện KSND Tối cao khởi tố vụ án hình sự và Viện KSND Tối cao truy tố bà Nga theo khoản 4, điều 139, Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt tù 12 - 20 năm hoặc chung thân.

Ngày 26/7/2016, Bản án hình sự sơ thẩm số 264/2016/HSST của TAND TP Hồ Chí Minh quyết định: Tuyên bố bị cáo Nga phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; xử phạt bị cáo Nga 15 năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 27/4/2013.

Ngày 23/01/2017 Bản án hình sự phúc thẩm số 29/2017/HSPT của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xử phạt bị cáo Nga 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tính từ ngày 27/4/2013; bồi thường cho bà Linh 3,1 triệu USD.

Cho rằng mình bị oan, bà Nga đã có đơn gửi các cơ quan chức năng kêu oan, đồng thời kiến nghị ngành chức năng xem xét lại vụ án để trả lại danh dự cho cá nhân bà và gia đình.

img_20171114_1-0121

Sau khi bị tuyên án, bà Trương Thị Tuyết Nga liên tục có đơn kêu oan

Vụ án dân sự có dấu hiệu “Hình sự hóa”?

Đây là nhận định của nhiều chuyên gia luật sau khi nghiên cứu hồ sơ của vụ án (Bản án hình sự sơ thẩm số 264/2016/HSST ngày 26/7/2017 của Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hồ Chí Minh và Bản án số 29/2017/HSPT ngày 23/1/2017 của TAND Cấp cao TP Hồ Chí Minh cùng nhiều tài liệu văn bản liên quan.

Đối với vụ án “quý bà” Tuyết Nga, các chuyên gia luật cho rằng: Rất nhiều chứng cứ chứng tỏ đây đơn thuần là tranh chấp dân sự đã được luật sư của bị cáo nêu trong phiên tòa phúc thẩm.

Ngoài các bản ghi nhớ về chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các phụ kiện đính kèm thể hiện một giao dịch dân sự, thì các chứng cứ khác cũng chưa đủ để khẳng định bà Tuyết Nga "lừa bán dự án" như tố cáo của bà Linh và trong cáo trạng của cơ quan ĐT.

Chẳng hạn, chứng cứ thể hiện trong các buổi họp giữa 2 bên, bị cáo Nga đã cho bà Linh biết rất rõ tình trạng khu đất, bà Linh chấp nhận những hạn chế đó tại thời điểm 2 bên thực hiện giao dịch. Vì vậy, đến ngày 20/3/2008, hai bên vẫn chỉ kí các bản ghi nhớ về chuyển quyền sử dụng đất, mà chưa kí được hợp đồng chuyển nhượng.

Các chuyên gia luật phân tích thêm: Tại các bút lục từ 421 đến 423 ngày 12/3/2013, bà Linh khai: Trước khi kí hợp đồng chuyển nhượng ngày 24/12/2007, bị cáo Nga có đưa cho bà các văn bản, trong đó có Văn bản số 10098/TNMT ngày 27/11/2007, ghi rõ về việc các cơ quan chức năng chưa cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời gian này.

"Như vậy, có thể khẳng định bà Linh biết rất rõ tình trạng khu đất đó trước khi đặt bút ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 24/12/2007. Bà Linh cũng biết rõ, khi nhà ga đã được chuyển đi, thì việc hạn chế việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không còn. Và đây chính là cơ hội cho những nhà đầu tư biết nắm bắt. Điều này được thể hiện bằng thực tế, chỉ một thời gian ngắn sau, UBND Quận 2 đã cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở khu vực này.

Về việc các bản án sơ thẩm và phúc thẩm cáo buộc bà Nga bán dự án: Trong các văn bản mà bà Nga kí kết với bà Linh, không có từ nào thể hiện là bán, hoặc chuyển nhượng dự án, mà chỉ là chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền khai thác kinh doanh trên khu đất này. Điều này thể hiện rất rõ trong các điều khoản của các bản hợp đồng, bản ghi nhớ, phụ lục hợp đồng mà bà Linh đã kí với bà Nga.

Cụ thể, Hợp đồng ngày 24/12/2007 ghi: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; bản “thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư” ngày 22/1/2008, cũng thể hiện rất rõ ngay từ tiêu đề của văn bản. Các điều khoản của văn bản này cũng thể hiện rất rõ, bà Nga chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Linh, để cùng thành lập liên doanh xin dự án trên khu đất này. Tại Điều 1 (ở trang 2) ghi: “Mục đích sử dụng: xây dựng dự án nhà ở để bán, văn phòng, trung tâm thương mại, căn hộ cho thuê, với mật độ xây dựng cam kết không thấp hơn 40%, độ cao từ 36 đến 45 và 69 tầng (bên chuyển nhượng sẽ cố gắng xin để đạt các chỉ tiêu quy hoạch tốt nhất cho liên doanh). Tại Điều 2, Khoản 4 ghi: “Mật độ xây dựng không thấp hơn 39% đến 45%. Độ cao 36 đến 45 và 69 tầng”- Luật sư cho hay.

Từ những căn cứ đó, chuyên gia luật nhận định, rõ ràng bà Nga chỉ chuyển quyền sử dụng đất cho bà Linh để cùng thành lập liên doanh, đồng thời có trách nhiệm xin dự án với những tiêu chí như trên. Nhưng, cáo trạng và bản án chỉ căn cứ vào lời khai của bà Linh, để ép bà Nga vào tội bán dự án không có thật.

Trong các văn bản: Phụ lục 2 ngày 17/3/2008 có tiêu đề: “Chuyển nhượng vốn điều lệ”, thể hiện rất rõ các công việc mà bà Nga phải thực hiện cho liên doanh theo tiến độ xin dự án, để bên nhận chuyển nhượng là bà Linh phải trả tiền cho bà Nga; trong “Bản ghi nhớ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất” ghi ngày 10/1/2008 (thực chất là kí ngày 1/2/2008) ghi rõ ở Mục 1.2: “Nguyên tắc nhất quán là, bên nhận chuyển nhượng mua quyền sử dụng đất gắn liền với quyền phát triển một khu đa chức năng…”; Tại mục 4.1: “Nhằm mục đích đầu tư phát triển khu đất, bên nhận chuyển nhượng có quyền thành lập pháp nhân, hoặc góp vốn liên doanh với bất kì cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước…”.

Trong văn bản cuối cùng: “Bản ghi nhớ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, được kí kết giữa bị cáo Nga và bà Linh ngày 20/3/2008 (là văn bản quan trọng nhất trong việc hợp tác giữa 2 bên), mà cơ quan điều tra và Viện KSND, cũng như Hội đồng xét xử (HĐXX), đã bỏ qua, có ghi tại Điều 1.1 của bản ghi nhớ này là: “Nhằm đặt ra các nguyên tắc cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất và hợp tác phát triển khu đất, như được nêu tại Điều 2.2 dưới đây”. Và, tại Điều 1.2: “Khu đất dự kiến được chuyển nhượng và được sử dụng để phát triển dự án…”.

Đây là bản chất của vấn đề và cũng chính là căn cứ để Cơ quan điều tra Bộ Công an khẳng định, giao dịch giữa bị cáo Nga và bà Linh là giao dịch dân sự (Văn bản số 1157/C44B (P5) ngày 8/12/2011, do Thiếu tướng Cao Minh Nhạn kí).

Văn bản số 3774/CV ngày 28/11/2011 của Viện KSND Tối cao cũng ghi: “Xác định việc bà Linh tố cáo bị cáo Nga không có dấu hiệu phạm tội hình sự, chỉ là tranh chấp dân sự”. Và sau này, Tổng cục An ninh 2 cũng xác định, đây là tranh chấp dân sự.

NGA

Cơ quan CSĐT Bộ Công an khẳng định đây là sự việc tranh chấp dân sự

Từ thực tế trên, các chuyên gia luật nhận định, đây là vụ án dân sự nhưng đã có dấu hiệu bị hình sự hóa, bởi điểm mấu chốt nhất là chứng minh bà Nga "lừa bán dự án" lại thiếu thuyết phục. Điều này thể hiện rõ nhất trong các văn bản được hai bên thỏa thuận về việc "chuyển nhượng quyền sử dụng đất". Tại các văn bản này chỉ xác lập việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không hề có bất kỳ cam kết nào liên quan đến việc bán/hoặc chuyển nhượng Dự án.

Video: Rừng bị tàn phá tan hoang tại Thường Xuân - Thanh Hóa

Các chuyên gia luật viện dẫn: Thứ nhất, xét về các quy định của luật pháp, thì theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 về khái niệm hợp đồng như sau:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

– Được hình thành từ hành vi của nhiều bên chủ thể: Hợp đồng là sự đồng thuận hợp tác giữa các bên nên hợp đồng chỉ được xác lập thông qua hành vi có ý chí của các bên chủ thể.

– Các bên tham gia hợp đồng cùng hướng tới một mục đích, hậu quả pháp lý nhưng mỗi bên nhằm đạt được lợi ích khác nhau: Tùy theo nhu cầu của mình, các bên tham gia hợp đồng hướng tới một trong ba mục đích: Chuyển giao quyền sở hữu tài sản; chuyển giao quyền sử dụng tài sản; thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định. Đồng thời, sự thỏa thuận của các bên có thể hướng tới một trong ba hậu quả pháp lý: phát sinh; thay đổi; chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đối với nhau.

Tuy nhiên, trong mỗi hợp đồng, lợi ích mà các bên hướng tới lại khác nhau. Chẳng hạn, trong hợp đồng thuê tài sản thì bên thuê hướng tới việc khai thác công dụng của tài sản thuê trong một thời hạn nhất định, bên cho thuê hướng tới việc thu được một khoản tiền (phí thuê) từ bên thuê.

– Là sự thống nhất ý chí của các chủ thể về những vấn đề nhất định: Hợp đồng chỉ được hình thành khi đạt được sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể về các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Có thể là sự thỏa thuận giữa hai bên như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản nhưng có thể là sự thỏa thuận của nhiều bên như họp đồng hợp tác, họp đồng hợp tác kinh doanh…

– Nội dung của họp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng đó nhằm xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên đối với nhau.

Còn vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (cơ sở pháp lý là các điều 25, 27, 29 và 31 Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11).

Trong trường hợp đối tác không có hành vi bỏ trốn, hoặc lừa đảo, hoặc cơ quan chức năng không chứng minh được hành vi “bỏ trốn” hoặc “lừa đảo” thì mọi tranh chấp đều thuộc phạm vi của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bạn đọc có thông tin, đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo xin vui lòng gọi qua số ĐT: 0916 950 168. Email: [email protected]

Ninh Dũng  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm