Thứ hai, 20/05/2024 02:50
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 22/11/2022 09:00

Bí quyết trị ho đờm ở trẻ nhờ lợi khuẩn hô hấp

Bé bị ho đờm là tình trạng thường gặp, đặc biệt khi thời tiết lạnh hoặc giao mùa. Ho đờm khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc nhiều, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ

Ho có đờm là phản xạ tốt của cơ thể giúp tống các chất dịch làm tắc nghẽn đường hô hấp, giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Nguyên nhân phổ biến khiến bé bị ho có đờm thường được biết đến là:

- Thay đổi thời tiết: Do thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, cơ thể chưa kịp thích ứng, đặc biệt ở trẻ em. Gây nên tình trạng trẻ bị ho có nhiều đờm, sổ mũi, nghẹt mũi.

- Nhiễm virus, vi khuẩn: Khi virus, vi khuẩn tấn công đường hô hấp, cơ thể trẻ sẽ tiết ra các chất dịch nhầy (đờm) để bảo vệ lớp niêm mạc đường hô hấp.

- Ô nhiễm môi trường: Trẻ em sống trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm sẽ khiến đường hô hấp bị tổn thương và gây tình trạng ho có đờm, sổ mũi.

- Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu: Đây là điều kiện thuận lợi có các yếu tố bất lợi tổn thương đến sức khỏe khiến bé bị ho có đờm.

Ngoài ra, còn rất nhiều các nguyên nhân khác khiến bé bị ho đờm như trẻ bị dị ứng thời tiết, phấn hoa, hít phải khói thuốc lá…

Empty

Bé bị ho đờm khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc

Bé bị ho đờm cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý đường hô hấp như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản… Với những tình trạng này, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám và điều trị tại bệnh viện uy tín. Bên cạnh việc điều trị của các chuyên gia nhi, mẹ cũng có thể áp dụng những biện pháp giúp bé giảm nhẹ cơn ho cho bé ngay tại nhà

Chăm sóc bé bị ho đờm chuẩn y khoa ngay tại nhà

Hiện nay có rất nhiều cách để làm giảm tình trạng ho đờm ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần biết lựa chọn những phương pháp chăm sóc chuẩn y khoa để giúp giảm ho đờm cho bé hiệu quả.

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý giúp làm loãng chất nhầy trong mũi họng của trẻ. Mẹ nên sử dụng bình bóp rửa mũi chuyên dụng, cho nước muối sinh lý vào bình. Để đầu bé nghiêng góc 45 độ rồi đưa vòi của bình bóp lên một bên mũi của trẻ, từ từ bơm nước muối vào mũi, kích thích phản xạ ho hay nhấc mũi của trẻ để tống hết dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng việc vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý vì vô tình chúng làm mỏng lớp niêm mạc và cuốn trôi cả những lợi khuẩn có lợi tai mũi họng.

Empty

Vệ sinh mũi cho trẻ cũng cải thiện tình trạng ho đờm

Cho trẻ uống nước ấm

Nước ấm sẽ làm loãng các chất dịch nhầy có trong cổ họng trẻ, nhiệt độ ấm sẽ làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng khiến trẻ thoải mái hơn.

Một trong những lời khuyên của các chuyên gia nhi hàng đầu dành cho các bậc cha mẹ khi bé bị ho đờm chính là cho bé uống nhiều nước. Bởi nước giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh và giữ cho đường thở của bé thoải mái.

Cho bé sử dụng tinh dầu

Khi trẻ bị ho đờm, một số tinh dầu có thể giúp cho việc giảm ho khi được khuếch tán vào không khí. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tinh dầu đều an toàn cho bé. Hơn nữa, liều lượng sử dụng cũng cần thích hợp với trẻ, tránh việc lạm dụng tinh dầu gây nguy hiểm đến cơ thể yếu ớt của bé. Do đó, nếu mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu để giảm ho cho bé.

Bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp - Bí quyết của mẹ dành cho bé bị ho đờm

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một hệ thống bảo vệ tự nhiên của trẻ trước những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn… và các yếu tố từ môi trường, thời tiết. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh là trẻ từ 0-4 tuổi chưa có hệ thống hoàn thiện hay còn gọi là khoảng trống miễn dịch. Điều này khiến bé dễ bị viêm đường hô hấp với biểu hiện điển hình là ho có đờm.

Trong đó lợi khuẩn chính là “nhà máy sản xuất” 75% kháng thể cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, khi trẻ bị các bệnh viêm đường hô hấp như ho đờm, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa… cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn làm chết cả vi khuẩn có lợi gây nên tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường hô hấp.

Empty

Lợi khuẩn giúp tạo hàng rào miễn dịch cho đường hô hấp

Bởi vậy mẹ cần bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp để hệ hô hấp trẻ luôn khỏe mạnh, cân bằng. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện hai chủng lợi khuẩn đặc biệt là Bacillus clausii và Bacillus subtilis phát triển mạnh mẽ tại đường hô hấp giúp hệ vi sinh đường hô hấp luôn ở trạng thái cân bằng hơn so với việc bổ sung các chủng lợi khuẩn thông thường khác. Chúng tạo màng nhầy biofilm bao phủ vết thương rồi kích thích tổng hợp ra kháng thể IgA để vô hiệu hóa virus, vi khuẩn, nấm, độc tố… ngay tại chỗ.

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp như: ho, sổ mũi, nghẹt mũi làm tăng sức đề kháng đường hô hấp, giúp nhanh khỏi bệnh và hạn chế tái phát.

Empty

Lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis tác động tốt lên đường hô hấp

Sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp sớm là giải pháp mới vừa hiệu quả, vừa an toàn hỗ trợ làm bất hoạt virus, ức chế vi khuẩn thay vì dùng kháng sinh. Vì 90% các trường hợp viêm đường hô hấp trên là do virus mà kháng sinh không có hiệu quả với virus, trừ khi có xuất hiện bội nhiễm.

Nhận thấy những công dụng của lợi khuẩn với đường hô hấp, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Nhỏ và Xịt mũi họng lợi khuẩn Subavax. Với 2 dạng dùng nhỏ và xịt giúp lợi khuẩn dễ dàng len lỏi đến từng ngóc ngách bị tổn thương của đường hô hấp.

Nhỏ và Xịt mũi họng lợi khuẩn Subavax giúp tăng sức đề kháng đường hô hấp, giảm nhẹ triệu chứng ho, đau họng, viêm họng, viêm amidan, sổ mũi, nghẹt mũi, đặc biệt ở trẻ em.

Empty

Nhỏ và xịt mũi họng Subavax giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm đường hô hấp

Xịt và nhỏ mũi họng lợi khuẩn Subavax được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể gọi tới số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để tìm hiểu thêm về sản phẩm.

Thu Huyền  
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Xem thêm