Thứ sáu, 19/04/2024 01:59
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 14/03/2022 08:00

5 điều cần tuân thủ khi dùng thuốc điều trị Covid-19

Bộ Y tế khuyến cáo, người mắc Covid-19 không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, phải thuốc kháng virus theo chỉ định và không tự ý kết hợp thuốc giảm ho đờm và ho khan.

Theo Cẩm nang hướng dẫn do Khoa Dược - Đại học Y Dược TP HCM phối hợp cùng Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam biên soạn, người bệnh Covid-19 theo dõi điều trị tại nhà cần chú ý chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý và sử dụng thuốc an toàn.

Sử dụng thuốc kháng virus an toàn

Thuốc molnupiravir được chỉ định điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở F0 từ 18 tuổi không mang thai, đồng thời có một trong các yếu tố như trên 60 tuổi, chưa tiêm đủ liều vaccine Covid-19, tiểu đường, béo phì, bệnh thận mạn tính, bệnh tim mạch nghiêm trọng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư...

Molnupiravir có tác dụng giảm tải lượng virus vào giai đoạn đầu của bệnh, giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong. Liều dùng khuyến cáo là 800 mg/lần uống, ngày hai lần trong 5 ngày liên tiếp. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh theo hướng dẫn bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Thuốc không khuyến cáo cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc. Phụ nữ nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir cuối cùng. Nam giới trong độ tuổi sinh sản cần sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất ba tháng sau liều monulpiravir cuối cùng.

thuoc_2

Thuốc điều trị Covid-19 (Ảnh minh họa)

Không tự ý sử dụng kháng sinh

Kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, không có tác dụng trên virus gây bệnh Covid-19, do đó chỉ sử dụng khi có đơn kê của bác sĩ.

Cần báo với nhân viên y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn như sốt quá 2 ngày hoặc sốt trở lại sau vài ngày kể từ khi hết sốt, khó thở hoặc ngực nặng, ho nhiều kèm khạc đàm màu vàng xanh hoặc màu rỉ sắt.

Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt an toàn

Ưu tiên sử dụng paracetamol (tên gọi khác là acetaminophen). Dùng thuốc khi sốt trên 38,5 độ C, đau nhức toàn thân, đau đầu. Thuốc có nhiều dạng từ viên nén uống, viên sủi, thuốc bột, siro cho trẻ em, thuốc đặt trực tràng với trẻ em... Người lớn hoặc trẻ trên 40 kg, uống 500 mg/lần, cách 4-6 giờ, tối đa 4 lần trong 24 giờ. Với trẻ dưới 40 kg uống với liều lượng 10-15 mg/kg/lần, cách 4-6 giờ, tối đa 4 lần trong 24 giờ.

Lưu ý uống nước thường xuyên và đảm bảo uống tối thiểu 2 lít/ngày. Đọc kỹ thành phần của thuốc, không sử dụng chung các chế phẩm có cùng thành phần pracetamol. Khoảng cách tối thiểu giữa hai liều là 4 giờ.

Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng thuốc cho người nghiện rượu, người suy gan, suy thận. Theo dõi và liên hệ nhân viên y tế khi không giảm sốt sau 1-2 giờ hoặc sốt trở lại trước khi tới thời gian dùng liều tiếp theo; hoặc sốt, đau tăng dần hoặc không giảm sau hai lần dùng thuốc; dị ứng (phát ban, mẫn đỏ, ngứa).

Dùng thuốc ho an toàn

Nếu bệnh nhân bị ho, ưu tiên dùng các biện pháp không dùng thuốc như uống nhiều nước tối thiểu 2 lít/ngày, uống nước nhiều lần, không đợi khát mới uống; súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hay nước sạch. Phương pháp dân gian như dùng mật ong, tắc đường phèn, nước gừng...

Có thể sử dụng các thuốc ho có nguồn gốc từ dược liệu để làm dịu niêm mạc họng, giảm ho, long đờm. Chỉ dùng thuốc tây khi ho nhiều gây khó chịu và đau rát họng. Tùy theo triệu chứng là ho khan hay ho có đờm mà sử dụng loại thuốc phù hợp theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Không tự ý kết hợp thuốc giảm ho khan và thuốc giảm ho có đàm.

Sử dụng vitamin an toàn

Vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Hiện vẫn chưa đủ dữ kiện về hiệu quả trong điều trị Covid-19. Biện pháp tốt nhất để cung cấp vitamin và khoáng chất là duy trì bữa ăn cân bằng và đa dạng. Chỉ nên khuyến cáo bổ sung bằng thuốc với những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin và khoáng chất như người cao tuổi có chế độ dinh dưỡng kém, người mắc bệnh đường ruột, người nghiện rượu, người có chế độ ăn uống không đầy đủ

Nên uống vào buổi sáng hoặc trưa, sau khi ăn. Uống với nhiều nước. Với viên vitamin tổng hợp (Multivitamin) nên uống 1-2 viên/ngày theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu dùng chế phẩm chỉ chứa vitamin C, thì không dùng quá 1.000 mg/ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu người bệnh có bệnh sỏi thận, tăng oxalat niệu, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, suy thận.

Lưu ý không nên sử dụng đồng thời viên vitamin tổng hợp và vitamin C để tránh quá liều vitamin C. Không nên uống vào buổi tối. Trẻ dưới 12 tuổi cần sử dụng chế phẩm dành cho trẻ em.

Một vài nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của vitamin C, D và kẽm trong điều trị Covid-19. Tuy nhiên chưa đủ dữ liệu để khuyến cáo bổ sung các vitamin này trong điều trị Covid-19.

P.V  
Bị rối loạn tâm thần vì loại đồ uống khó bỏ
Liên tiếp các trường hợp tử vong, ngừng tim khi chạy bộ: Bác sĩ khẩn thiết đưa cảnh báo
Trẻ bị sổ mũi, hắt hơi: Nguyên nhân và giải pháp
Phạm 4 điều kiêng kỵ khiến nhiều người ngộ độc khi uống sữa
4 bệnh truyền nhiễm lây lan do sóng nhiệt
Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Người cao và người thấp, ai sống thọ hơn?
Đầu tư 100 triệu USD phát triển thuốc điều trị trầm cảm, bệnh thần kinh
Nước lọc sử dụng được trong bao lâu?
Phòng ngừa mắc u phổi hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Bữa ăn thực dưỡng đánh bay mỡ máu cao
Cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang
Chú rể nhập viện cấp cứu ngay trong ngày cưới
Người ăn nhanh và ăn chậm, ai khỏe hơn?
Tin lời 'ngậm vòng chữa viêm họng”, người phụ nữ nuốt luôn chiếc vòng đá
Cảnh báo bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh
Dễ tức giận là dấu hiệu của bệnh gì?
Chồng như 'hổ đói' bất ngờ biến thành 'mèo ngoan' sau cánh cửa phòng ngủ
Mất thị lực, tổn thương não sau 2 tuần uống detox giảm cân siêu tốc
Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi
Xem thêm