Chủ nhật, 19/05/2024 23:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 12/07/2021 06:30

5 nguyên tắc ăn uống khoa học, đẩy lùi mọi bệnh tật

Việc tuân thủ, áp dụng nguyên tắc ăn uống khoa học không chỉ mang đến một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn phòng tránh và đẩy lùi mọi bệnh tật.

Duy trì chế độ ăn uống thanh đạm, nhẹ nhàng

Ăn thức ăn nhẹ nhàng, thanh đạm thường có thể kéo dài tuổi trẻ của các mạch máu và trì hoãn quá trình đông cứng của chúng.

Empty

Ảnh minh họa

Từ quan điểm về nhu cầu của cơ thể, bạn chỉ nên ăn đủ 1 gram muối trong mỗi bữa ăn. Lượng muối trong cả ngày nên được giới hạn ở mức 6 gram hoặc ít hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới thực sự đã chứng minh rằng, ăn ít muối có thể sống lâu hơn.

Nên ăn nhiều thực phẩm theo mùa

Nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn lâu dài là chọn các nguyên liệu tự nhiên và theo mùa nhất để ăn. Dân gian quen gọi là mùa nào thức nấy, chọn thức ăn thuận mùa để ăn, không nên ăn thức ăn trái mùa, trái vụ.

Ví dụ, vào mùa hè, hãy chọn dưa chuột và cà chua theo mùa, đây là thực phẩm hiệu quả sức khỏe trong việc thanh lọc cơ thể, giảm nhiệt và bổ sung nước rất tốt.

Empty

Ảnh minh họa

Vào mùa đông, bạn có thể chọn các thành phần thực phẩm như ngưu bàng, củ cải và các món ăn ấm để cơ thể được chăm sóc một cách khỏe mạnh nhất.

Hơn nữa, việc lựa chọn nguyên liệu theo mùa cũng có thể cho phép mọi người ăn nhiều thực phẩm tươi mới hơn và nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Thói quen ăn nhạt

Giảm ăn muối, duy trì mỗi ngày trung bình 6-7g muối trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Ăn ít muối cũng giúp hạ huyết áp ở mức vừa phải, đồng thời giảm sa sút trí tuệ, bảo vệ các tế bào não. Ý thức được những lợi ích này, người Nhật thường xuyên ăn những món ăn nhạt, giảm lượng muối trong quá trình chế biến thực phẩm cũng như sử dụng nước tương nhạt trong ăn uống. Vì vậy, hãy tạo cho mình thói quen ăn nhạt.

Chế độ ăn uống đa dạng hơn

Để duy trì sự khỏe mạnh, cơ thể con người cần ít nhất 7 loại chất dinh dưỡng: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước cùng 40 loại chất xơ và chất dinh dưỡng khác.

Do đó, chế độ ăn uống của con người phải bao gồm nhiều loại thực phẩm để có được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Empty

Ảnh minh họa

Sự kết hợp hợp lý các món ăn không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học mà còn giúp cơ thể cân bằng các chất và tạo điều kiện trao đổi chất tốt nhất.

Nhai chậm

Việc nhai chậm sẽ làm cho thức ăn được nghiền nhỏ hơn, giảm bớt áp lực tiêu hóa cho dạ dày. Ngoài ra nhai chậm cũng giúp thức ăn được cơ thể hấp thụ tốt hơn, từ đó tạo cảm giác no lâu và ít thấy bị đói. Theo đó, các chuyên gia khuyên bạn nên nhai thật kỹ, mỗi lần ăn nên nhai khoảng 30 lần là tốt nhất.

-> 6 thói quen tưởng đơn giản nhưng gây hại sức khỏe tim mạch

Xem thêm: Lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Xem thêm