Thứ ba, 14/05/2024 10:08
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 22/09/2019 19:00

5 điều cần làm giúp trẻ vượt qua cú sốc khi bố mẹ ly hôn

Bạn có thể liệt kê cả danh sách những thứ bạn không thích ở vợ/chồng cũ của mình nhưng đừng nói điều đó với con, vì con yêu cả 2 bạn như nhau.

Mặc dù mỗi cuộc ly hôn đều có những nguyên nhân, hoàn cảnh khác nhau. Nhưng để giúp con không gặp khủng hoảng tâm lý lớn khi bố mẹ chia ly, dưới đây là 5 điều bạn cần giúp trẻ hiểu.

Bố mẹ không thể quay lại sống cùng nhau

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con cái đều mong cha mẹ có thể quay lại với nhau. Một số trường hợp bố mẹ có thể hàn gắn trở lại, nhưng nếu bạn không nằm trong số đò thì hãy tỏ ra đồng cảm với mong muốn của con, nhưng đừng khiến con ôm hi vọng không thể xảy ra.

Hãy thẳng thắn giải thích với con tình trạng của bạn: “Mẹ biết con đã có rất nhiều ký ức vui vẻ khi bố và mẹ cùng sống với nhau.

“Dù bây giờ bố mẹ không thể sống cùng nhau được nữa, nhưng bố mẹ đảm bảo vẫn sẽ yêu thương con như xưa, vẫn dành thời gian ở bên con nhiều nhất có thể.”

ly hon

Ảnh minh họa

Con hãy yêu bố mẹ nhiều như nhau

Sau khi ly hôn, bạn và chồng/vợ cũ sẽ là những người xa lạ, 2 bạn có thể cảm thấy không thoải mái với người kia, nhưng con thì không thể như vậy.

Hãy khuyến khích bé yêu quý và quan tâm bố mẹ nhiều như nhau, dù bạn có thể sẽ cảm thấy không mấy dễ chịu, cảm thấy bất công khi động viên con yêu chồng/vợ cũ của bạn.

Tuy nhiên, điều này sẽ giúp xua đi nỗi lo lắng của con về việc phải chọn bố hoặc mẹ, vì con hoàn toàn có thể 2 người nhiều như nhau.

Bố mẹ ly hôn nhau, chứ không bao giờ từ bỏ con

Nhiều đứa trẻ sẽ cảm thấy lo lắng vì nghĩ bố mẹ sẽ bỏ mình nếu mình hư. Bạn có thể giải thích một cách đơn giản với con rằng: Ly hôn chỉ xảy ra với người lớn, chứ không phải với trẻ con.

Nhắc nhở con rằng cho dù bố mẹ có không ở cùng nhau, thì tình yêu dành cho con cũng sẽ không bao giờ thay đổi.

Con không phải chịu trách nhiệm cho việc bố mẹ ly hôn

bo me ly hon

Ảnh minh họa

Nhiều đứa trẻ thường tỏ ra có lỗi và xấu hổ vì nghĩ mình chính là nguyên nhân khiến bố mẹ ly hôn. Chúng có thể tự vẽ ra trong đầu những câu chuyện rất ngô nghê, ví dụ như vì chúng hét lên hoặc không vâng lời, dẫn đến bố mẹ buồn bực rồi ly hôn nhau.

Bạn cần làm thật rõ với con rằng nguyên nhân 2 bạn ly hôn không bao giờ đến từ con. Và con cũng không thể thay đổi hoặc làm gì đó để bố mẹ tiếp tục sống cùng nhau.

Trẻ cần được biết những thông tin cần thiết phù hợp lứa tuổi của mình

Hãy giả thiết con biết nhiều hoặc ít hơn bạn nghĩ về những gì đang diễn ra, thì chắc chắn con cũng hiểu có gì đó không ổn trong mối quan hệ của bố mẹ.

Hãy cho con biết lượng thông tin cần thiết và phù hợp với độ tuổi của con về sự trục trặc đang diễn ra. Nói rõ với con về nơi ở của con sắp tới, thời gian con gặp bố mẹ trong tuần, mỗi lần gặp kéo dài trong bao lâu, đồ đạc con sẽ mang đi/ giữ lại khi sang nhà mới/ở lại nhà hiện tại là gì…

Việc này giúp bé có sự chuẩn bị tinh thần tốt hơn với cuộc ly hôn của bố mẹ

3 điều con không cần biết về cuộc chia ly của bố mẹ

Lý do bạn ghét chồng/vợ cũ của mình: Bạn có thể liệt kê cả danh sách những thứ bạn không thích ở vợ/chồng cũ của mình. Nhưng đừng nói điều đó với con, vì con yêu cả 2 bạn như nhau, nên trách nhiệm của bạn là giúp con duy trì tình cảm đó chứ không phải xui khiến con ghét bỏ bố/mẹ chúng.

Những điều bạn không đồng tình trong cách dạy con của đối phương: Chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra khi 2 bạn không còn sống cùng nhau, nhưng thay vì chỉ trích đối phương trước mặt con, hãy nói chuyện riêng với nhau hoặc chia sẻ nỗi bức xúc của bạn và tìm lời khuyên từ một người lớn đáng tin cậy khác.

Sự thay đổi trong lựa chọn của vợ/chồng cũ của bạn: Thời gian trôi qua, chắc chắn bạn và người cũ sẽ có những thay đổi trong cuộc sống của mình.

Điều này có thể khiến bạn thấy không thoải mái, nhưng một lần nữa, đừng hào phóng chia sẻ suy nghĩ của mình cùng con, vì trẻ không cần thiết phải biết điều đó. Hãy tâm sự với một người đáng tin cậy, hoặc tìm đến điều trị tâm lý nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng hơn.

Ly hôn không phải chuyện dễ dàng, nhất là khi 2 bạn đã có con là sợi dây liên kết chung. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa 2 bạn và con không thể vượt qua những khủng hoảng hậu ly hôn.

Hãy có những cuộc trò chuyện gần gũi, thích hợp với độ tuổi của trẻ để giúp con vượt qua cú sốc sau biến động gia đình lớn này nhé!

Thu Chang (Nguồn: RaiseHappy)  
'Kỳ phùng địch thủ' trên sân nhưng Messi và Ronaldo lại chung cách dạy con
'Chết sững” khi đọc mẩu giấy vụn trong phòng con trai
Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
8 sai lầm trong giao tiếp 'hủy hoại' một mối quan hệ
4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ
Quay 'cảnh nóng' làm kỷ niệm: 'Quả bom nổ chậm' cho thiên hạ mỉa mai
Cặp đôi Việt - Nhật chia sẻ bí quyết tương hợp
10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5
Đánh ghen, quay clip tung lên mạng: Phút bốc đồng biến mình thành 'kẻ khờ'
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
'Nỗi khổ' vợ xinh đẹp, giỏi kiếm tiền
7 nguyên tắc 'vàng' giúp cuộc hôn nhân trở nên viên mãn
8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ
“Chữa lành” sau cú sốc chồng đòi ly hôn, hai con không muốn ở với mẹ
5 lý do đàn ông ngoại tình không ly hôn để cưới “tiểu tam”
Bí mật kinh hoàng trong phòng ngủ của con gái 17 tuổi
8 quy tắc “vàng” giữ gìn hôn nhân hạnh phúc
Cha mẹ làm gì khi anh chị em trong nhà xung đột?
5 lời khuyên hữu ích khi hẹn hò
Xem thêm