Thứ bảy, 18/05/2024 20:42
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 22/10/2020 19:00

3 thói quen này đang đầu độc gan của bạn mỗi ngày

Nếu thường xuyên uống rượu bia, ăn uống không khoa học hoặc phải uống kháng sinh quá nhiều, lá gan của bạn rất dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng.

Gan vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết, là kho dự trữ của rất nhiều chất cũng là trung tâm chuyển hóa chất quan trọng. Vì vậy, gan chính là bộ phận có chức năng rất quan trọng đối với cơ thể.

Gan thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau nên rất dễ bị ảnh hưởng và tổn thương. Khi gan bắt đầu suy giảm chức năng, bạn sẽ nhận thấy một số dấu hiệu xuất hiện trên cơ thể. Đây chính là lúc cơ thể cảnh báo gan của bạn đang gặp vấn đề. Do đó, bạn cần phải thải độc gan thường xuyên để gan hoạt động tốt và duy trì sức khỏe cơ thể.

gan

Gan có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Thói quen xấu ảnh hưởng tới gan

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những bệnh lý về gan. Và nhóm thực phẩm có hại cho gan nhất chính là các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng,...

Bên cạnh đó, thực phẩm không sạch, không rõ xuất xứ hay đồ ăn nhanh, đồ hộp cũng không hề tốt cho gan. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này và phải thải độc gan thường xuyên.

Uống nhiều bia rượu

ruou bia

Thói quen xấu ảnh hưởng tới gan (Ảnh minh họa)

Những người có thói quen uống bia rượu thường gặp các vấn đề lớn về gan. Men gan tăng cao, viêm gan hay thậm chí là xơ vữa động mạch đều do uống quá nhiều bia rượu.

Lý do bởi vì, trong rượu có chứa ethanol, là chất gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng. Trong khi đó có đến 90% ethanol được chuyển hóa tại gan. Chất này ngày một tích tụ gây đầu độc gan, làm gan suy yếu và dần mất chức năng thải độc nên việc thải độc gan rất cần thiết.

Uống nhiều thuốc kháng sinh

Theo các chuyên gia y tế cho biết, các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm … có khả năng khiến gan bị ngộ độc ở mức cao. Chính vì thế, khi bị bệnh bạn cũng cần chú ý đừng nên tự ý dùng thuốc mà phải nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chức năng hoạt động của gan bị suy giảm, khả năng đào thải của gan kém do:

- Bẩm sinh

- Do nhiễm loại virus viêm gan B, viêm gan C …

- Khi gan bị nhiễm độc, các độc tố ứ đọng tại gan chính là nguyên nhân gây tổn thương gan và gây nên các bệnh về gan, cũng như ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

- Chính vì vậy mà cần phải có tác động phụ trợ, hỗ trợ chức năng gan để giải độc tố.

Cách giải độc gan hiệu quả

giai doc gan

Uống nhiều nước giúp giải độc gan hiệu quả (Ảnh minh họa)

- Thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho phù hợp: tránh dư thừa nhiều đạm và chất béo, bổ sung nhiều rau quả tươi.

- Sử dụng nước uống detox thải độc gan, detox thanh lọc cơ thể,… để giúp loại bỏ bớt độc tố có hại.

- Tập luyện để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng và kiểm soát trọng lượng cơ thể.

- Hạn chế uống rượu bia, hay những đồ uống có chứa nhiều chất kích thích.

- Giải độc gan với món ăn, đồ uống hay những loại thảo dược giúp mát gan.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra chức năng gan và các chỉ số men gan để đảm bảo sức khỏe của bạn an toàn. Đặc biệt với trường hợp người đã có tiền sử mắc bệnh về gan, cần tái khám thường xuyên để theo dõi chức gan.

->7 thực phẩm cần tránh xa nếu không muốn bị gan nhiễm mỡ

Xem thêm: 7 thức ăn tăng cường sinh lý nữ hiệu quả

Hoàng Ly (T/H)  
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Xem thêm