Thứ tư, 02/07/2025 22:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 18/02/2025 10:17

Vì sao người Nhật thích ăn chuối Việt?

Tại Nhật bản, chất lượng chuối của Việt Nam được đánh giá cao, có hương vị thơm ngon phù hợp với sở thích của người dân nước này, nhất là chị em phụ nữ có nhu cầu giảm cân.

Chuối là loại trái cây rất phổ biến ở Nhật Bản và được nhiều người yêu thích. Nhiều hệ thống tiêu thụ tại Nhật Bản mong muốn nhập khẩu chuối từ Việt Nam bởi người tiêu dùng tại quốc gia này cho rằng chuối Việt Nam thơm ngon.

Nhật Bản là một thị trường khó tính nên chuối Việt Nam để xuất khẩu được vào đây phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện khắt khe, từ thổ nhưỡng trồng chuối đến quy trình chọn giống, chăm bón đến thu hoạch, lựa chọn chuối (quả đều kích cỡ) đóng gói bao bì, vệ sinh thực phẩm, cách xếp trong container để chuối không bị va chạm, trầy xước…

Chuối Việt Nam xuất khẩu sang Nhật có độ chín vừa phải, độ già sau thu hoạch khoảng 75 – 85%, có độ dẻo, ngọt và hương thơm đặc trưng cùng màu vỏ vàng ươm.

Những trái chuối này cũng được đảm bảo không bị dập nát hay hư hại và vẫn còn lượng nhựa dính sát vào vỏ, có thể kéo thành tơ nhựa trong suốt.

Thị phần chuối của Việt Nam tăng mạnh trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản (Ảnh: Union Trading)

Người Nhật thích ăn chuối ở thời điểm nào?

Chuối xanh

Chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột kháng được coi là một thành phần trong chất xơ. Cấu trúc của tinh bột kháng không dễ hấp thụ và khó bị phá hủy bởi các enzyme tiêu hóa trong cơ thể, vì vậy nó có thể thúc đẩy nhu động ruột và giúp đại tiện trơn tru, tương tự như con đường chuyển hóa của chất xơ nói chung.

Nhiệt lượng của tinh bột kháng chỉ bằng 70% so với tinh bột thông thường. Vì không dễ tiêu hóa nên có thể làm tăng cảm giác no, đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh có thể giúp làm giảm cân. Tinh bột kháng tốc độ tiêu hóa chậm, cần phải mất 2 tiếng mới có thể tiêu hóa hết, do vậy cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Chuối xanh chứa hàm lượng đường không cao, khi ăn sống có vị hơi chát, ăn không ngon nên không được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên trong chuối xanh chứa 70-80% tinh bột kháng, chỉ số đường huyết thấp, có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Kháng tinh bột cũng làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng thông qua các cơ chế khác nhau như bảo vệ khỏi tác hại do biến đổi DNA, thay đổi biểu hiện gen và tăng tự chết (apoptosis) của các tế bào ung thư.

Chuối chín vàng

Các thành phần dinh dưỡng của chuối vàng và chuối xanh là như nhau, nhưng có sự khác biệt về hàm lượng tinh bột kháng. Chuối vàng rất giàu vitamin B2, B6 và vitamin C. Trong chuối vàng cũng chứa rất nhiều kali và magiê, ngoài ra còn chứa tryptophan giúp cơ thể tổng hợp serotonin, khiến tâm trạng con người luôn vui vẻ, ngủ ngon, chống trầm cảm và lo lắng.

Tuy nhiên khi chuối chuyển sang màu vàng thì cũng sẽ chuyển đổi tất cả tinh bột kháng ban đầu trong chuối xanh, chỉ để lại khoảng 5% tinh bột kháng, hệ thống tiêu hóa sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh hơn. Chuối vàng có hàm lượng fructose và glucose cao, và chỉ số đường của chúng gấp đôi so với chuối xanh. Ngoài ra, chuối chín vàng phát triển nhiều hơn các chất chống oxy hóa, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Ảnh minh họa

Chuối chín trứng cuốc

Tsurumi Takashi - bác sĩ kiêm chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Nhật Bản đã giải thích nhiều lợi ích của “quả chuối đen” trong cuốn sách “Liệu pháp sức khỏe chuối đen”. Ông chỉ ra rằng quả chuối chín có đốm đen mới là "đạt đỉnh dinh dưỡng" thực sự, tác dụng chống oxy hóa được tăng cường đáng kể, các enzym được tăng lên và các chất dinh dưỡng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Đó là lý do người Nhật thường thích ăn chuối có đốm đen.

Những quả chuối này già hơn và ngọt hơn. Những đốm nâu không chỉ cho thấy quả chuối đã già, mà chúng còn báo hiệu có bao nhiêu tinh bột đã được chuyển thành đường. Hãy tưởng tượng tất cả những đốm nâu này như những nốt “tàn nhang” đường nho nhỏ. Số lượng các đốm nâu càng nhiều trên một quả chuối thì lượng đường càng nhiều.

Chuối chín có đốm nâu có chứa nguyên tố làm hoại tử khối u (TNF-α) gây chết tế bào ung thư và có thể đối phó với các tế bào ung thư trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng trong chuối có đốm nâu cũng có thể tăng cường các tế bào bạch cầu. So với chuối chưa chín, chuối chín có đốm nâu có thể tăng cường các tế bào bạch cầu nhiều hơn 8 lần.

Chuối có đốm nâu có chứa rất nhiều polyphenol, có thể trì hoãn sự lão hóa của cơ thể. Ngoài ra loại chuối này cũng có thể cân bằng natri trong cơ thể, hạ huyết áp và ổn định huyết áp.

T. Linh  
Vì sao ngồi nhiều gây đau lưng, có nguy hiểm không?
Bệnh nhân trẻ thoát nguy cơ đột tử sau cơn ngất xỉu nhờ một loại máy
Sán dây dài 3 mét trú ngụ gần 1 năm trong bụng nam thanh niên
Mua sữa cho con cha mẹ kiểm tra kỹ 4 thành phần quan trọng
Ngạt mũi kéo dài, nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ phát hiện khối sỏi 3cm trong mũi
Hoảng hồn bắt giun rồng dài 70 cm trong bắp chân
Chủ quan với dấu hiệu này, người phụ nữ chết lặng khi bị ung thư vú
Nhầm tưởng của cha mẹ về 4 loại nước uống khiến răng trẻ bị bào mòn nhanh chóng
Nghĩ viêm da, đi khám mới biết đã xuất hiện 6 dấu hiệu ung thư vú nhưng chủ quan làm ngơ
Nặn mụn tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro, cần tránh vùng “tam giác tử thần” trên mặt
Nam thanh niên 24 tuổi nhập viện sau 30 phút sử dụng 'đồ tự chế'
Khối nghỉ hè 'cầu cứu' vì thú vui hát karaoke của phụ huynh
Cưới nhau hơn 1 năm không có con, đi khám bất ngờ nguyên nhân từ chồng
Nhiễm trùng huyết nhập viện sau khi dùng tay nặn mụn bọc
Cách chăm sóc đúng khi bé bị viêm da
Dầu ô liu có tốt không, dùng thế nào cho đúng?
Ăn trái cây thay bữa sáng có được không?
Thay đổi trên da tiết lộ sức khỏe nội tiết ở nữ giới
5 lần chia tay bạn gái vì 'chuyện khó nói của quý ông'
Ứng dụng công nghệ laser trong điều trị bệnh trĩ
Xem thêm