Thứ năm, 15/05/2025 07:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 15/05/2025 07:00

Vì sao người chạy marathon cần tầm soát bệnh tim mạch?

Chạy marathon là một trong những môn thể thao phổ biến và thử thách sức bền của người tham gia. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài những lợi ích về sức khỏe, marathon cũng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là đột tử.

Gần đây, nhóm nghiên cứu từ Đại học Emory (Mỹ) và Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) đã hợp tác và phân tích dữ liệu từ 30 triệu người tham gia marathon, qua đó phát hiện rằng các vận động viên nên chú trọng tầm soát các bệnh tim mạch. Ngoài ra, việc tối ưu hóa hệ thống y tế tại các cuộc thi có thể đóng vai trò then chốt trong việc thay đổi kết cục sống còn.

Các nhà nghiên cứu đã dựa trên một cơ sở dữ liệu để phân tích hồi cứu các ca ngừng tim xảy ra trong các cuộc thi marathon và bán marathon tại Mỹ từ năm 2010 đến 2023, bao gồm gần 30 triệu người tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những người hoàn thành cuộc thi, đã xảy ra 176 ca ngừng tim, bao gồm 127 nam giới, 19 nữ giới và 30 người chưa rõ giới tính.

Ảnh minh họa

Phân tích cho thấy, tỷ lệ ngừng tim ở nam giới tham gia marathon cao gấp gần 6 lần so với nữ giới. Tỷ lệ ngừng tim trong các cuộc thi marathon toàn phần cũng cao gấp 2 lần so với bán marathon. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị người trung niên và cao tuổi nên chú trọng tầm soát xơ vữa động mạch.

Phân tích nguyên nhân cho thấy, bệnh động mạch vành là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngừng tim, tiếp theo là bệnh cơ tim phì đại — từng được cho là nguyên nhân chính gây ngừng tim trong các cuộc thi chạy đường dài. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010–2023, các ca ngừng tim do bệnh cơ tim phì đại chỉ chiếm 7%, trong khi do say nắng chiếm 6%.

Nhìn chung trong giai đoạn 2010–2023, tỷ lệ tử vong do ngừng tim ở các vận động viên tham gia thi đấu đã giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) kịp thời và sử dụng máy khử rung tim tự động (AED).

Kết quả phân tích các biến số cho thấy, cứ mỗi 5 phút chậm trễ trong việc tiến hành hồi sức tim phổi, nguy cơ tử vong tăng thêm 20%. Điều này cho thấy các đơn vị tổ chức giải đấu cần tăng cường công tác giám sát sức khỏe và bố trí đầy đủ nguồn lực cấp cứu tại chỗ.

Vận động cường độ cao có thể làm tăng nguy cơ đột tử

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hoạt động thể lực vừa phải có thể cải thiện sức bền tim phổi, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Tuy nhiên, dù rủi ro tuyệt đối là khá thấp, vận động cường độ cao vẫn có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch nghiêm trọng như đột tử do tim và nhồi máu cơ tim.

Ảnh minh họa


Có 4 nguyên nhân gây ngừng tim đột ngột khi chơi thể thao:

- Người bị thiểu năng động mạch vành, gây thiếu máu nuôi cơ tim, dẫn đến rối loạn nhịp rồi ngừng tim, hoặc thiểu năng vành dẫn đến nhồi máu cơ tim ngay. Căn nguyên sâu xa là do xơ vữa mạch vành, mọi người có thể tầm soát bằng cách chụp động mạch vành.

- Rối loạn nhịp tim, có thể là bẩm sinh (hội chứng Brugada, hội chứng WPW, hội chứng khoảng QT kéo dài...) hoặc mắc phải, như rung thất, nhịp nhanh thất, block nhĩ - thất... nguyên nhân có thể do bệnh van tim, do dùng thuốc hoặc rối loạn điện giải.

- Bệnh cơ tim: Những người bị bệnh cơ tim thể giãn, cơ tim phì đại, cơ tim do nghiện rượu... cũng có nguy cơ đột ngột ngừng tim.

- Suy tim mạn tính cũng có thể dẫn tới ngừng tim khi chạy.

Ngoài ra, có thể có một số nguyên nhân khác ngoài tim như chấn thương ngực, thuyên tắc phổi, sử dụng một số chất kích thích...

Để ngừa các biến cố, rủi ro sức khỏe khi tham gia thể thao, bất cứ vận động viên nào, dù chuyên nghiệp hay các giải cộng đồng, cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Khi tham gia thể thao dù chuyên nghiệp hay phong trào vẫn cần khám sức khỏe, bao gồm sức khỏe tim mạch.

Đặc biệt, người có người thân trong gia đình từng bị đột tử thì nên đi khám chuyên khoa sâu về tim mạch. Việc sàng lọc sức khỏe toàn diện ngăn ngừa đột tử.

Khi có người đột ngột ngã quỵ trên đường chạy, việc hồi sinh tim phổi rất quan trọng, đây là bước đầu tiên trong cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân.

Nếu nạn nhân đã bất tỉnh, ngừng thở, mạch mất, những người xung quanh nắm rõ và thực hiện quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản.

Khi ép tim cần lưu ý về vị trí, tốc độ cũng như cường độ ép. Tần số sẽ là 100 - 120 lần/phút, lực ép mạnh để lồng ngực lún xuống 5cm. Vị trí ép đúng là nửa dưới xương ức hoặc giữa hai vú. Tư thế người ép là chân quỳ, trục cánh tay vuông góc với thân mình người bệnh. Cứ 30 lần ép tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt.

Khi sơ cấp cứu cần tìm hiểu xem người bệnh có bị mắc dị vật, răng giả hay đờm dãi. Nếu có thì cần xử lý để làm thông đường thở cho người bệnh.

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Vì sao người chạy marathon cần tầm soát bệnh tim mạch?
Mang thai vị thành niên gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em gái 15 - 19 tuổi
Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống 'gây hại' của giới trẻ
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Gặp 4 vấn đề sức khoẻ do sai lầm khi bật quạt ngủ xuyên đêm
Vì sao người Việt trẻ ngày càng ngại kết hôn?
Cục máu đông là gì, hiểu rõ để phòng ngừa hiệu quả
Đang khỏe mạnh gặp 6 hiện tượng đau lưng này cần đến ngay bác sĩ
Vượt qua mãn kinh nhẹ nhàng khi nhận diện sớm 5 triệu chứng
Gen Z sống khỏe từ bên trong: Tầm soát sớm để sống hết mình
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Thanh niên 22 tuổi mắc bệnh lạ, cơ thể nóng lên khi lạnh và lạnh băng khi chạm vật nóng
Tháo “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số và triển khai bệnh án điện tử tại các cơ sở y tế tư nhân
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
300.000 trẻ bị hỏng thận vì sữa giả
6 loại rau nhiều người ăn nhưng dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu
5 năm kết hôn, lần đầu được làm mẹ sau nhiều lần 'mất con'
Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 và những điều cần biết
Doanh nhân 42 tuổi bỏng dạ dày, thực quản sau khi uống 1 ngụm nước khoáng có gas
Lựa chọn và chế biến nội tạng động vật thế nào để an toàn?
Xem thêm