Chủ nhật, 25/05/2025 06:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 25/05/2025 06:00

Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?

Nhiều người có thói quen để nước đun sôi nguội rồi mới uống, nhưng nước đã nguội như vậy có thể để được bao lâu, liệu có hạn sử dụng không?

Hạn sử dụng của nước đun sôi

Dù nước đã được đun sôi để diệt khuẩn nhưng khi để lâu vẫn có thể bị biến chất.

Khi để trong môi trường không kín, vi khuẩn từ không khí như E. coli (vi khuẩn đại tràng) có thể xâm nhập và phát triển nhanh chóng. Uống phải loại nước này có thể gây đau bụng, tiêu chảy...

Thời gian nước bị biến chất phụ thuộc vào chất lượng nước và điều kiện bảo quản.

Ảnh minh họa

Nếu để hở nên uống càng sớm càng tốt

Nước đun sôi nếu để trong ly không đậy nắp sẽ nhanh nguội hơn, nhưng cũng tiếp xúc trực tiếp với không khí, dễ bị nhiễm khuẩn và biến chất.

Dù không có quy định cụ thể về hạn dùng nhưng nên uống càng sớm càng tốt, tốt nhất là uống ngay sau khi nguội. Nếu không uống hết ngay không nên để qua đêm.

Ví dụ nước đựng trong ly miệng rộng vào buổi sáng nên uống hết trong ngày. Dù vi khuẩn có thể chưa vượt ngưỡng vào ngày hôm sau nhưng bụi bẩn và cảm giác không sạch sẽ sẽ khiến bạn e ngại khi uống.

Nếu đậy kín nên uống trong 3 ngày

Nếu nước đun sôi được đậy nắp hoặc rót vào bình giữ nhiệt ngay sau khi đun sẽ hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn và kéo dài thời gian sử dụng.

Một số nghiên cứu cho thấy nước đậy kín chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày, sau đó không còn đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, dù bảo quản đúng cách, để tốt cho sức khỏe, chuyên gia khuyên nên đun và uống hết trong ngày, mỗi ngày uống nước mới sẽ tốt hơn.

Sau khi đun, nên đậy kín hoặc cho vào bình giữ nhiệt.

Chờ nước nguội khoảng 25–30°C rồi uống, vì lúc này nước có hoạt tính sinh học cao hơn, giúp cơ thể hấp thụ và thúc đẩy trao đổi chất tốt hơn.

Ảnh minh họa

Nước khoáng đã mở nắp uống trong 12 tiếng

Nước khoáng sau khi mở sẽ tiếp xúc với không khí và vi khuẩn từ miệng, khiến quá trình biến chất diễn ra nhanh hơn. Vì thế, nên uống hết trong vòng 12 tiếng sau khi mở nắp.

Nước bình (nước đóng bình dùng máy) dùng trong 5 – 7 ngày

Nếu máy lọc nước được vệ sinh kỹ 1–2 lần mỗi tháng, nước trong bình sau khi mở nên uống hết trong vòng 5–7 ngày, không nên để quá 15 ngày.

Có tin đồn cho rằng đun đi đun lại nước sẽ làm tăng hàm lượng nitrit, gây ngộ độc và thậm chí dẫn đến tử vong. Thực tế lượng nitrit trong nước máy cực kỳ thấp, dù có đun nhiều lần thì vẫn không vượt quá giới hạn an toàn theo tiêu chuẩn quốc gia.

Vì vậy, nước đun lại nhiều lần vẫn có thể uống được, không cần quá lo lắng.

Bên cạnh đó có ý kiến cho rằng pha nước nóng với nước nguội sẽ gây ngộ độc hoặc thậm chí gây ung thư.

Thật ra, nếu dùng nước đun sôi vừa mới nguội để pha với nước nóng thì không vấn đề gì cả, vì bản chất vẫn là nước đã đun. Tuy nhiên, nếu pha nước nóng với nước sống (chưa đun) như nước máy, nước giếng, nước sông... thì không nên uống vì có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài việc biến chất, nước đun sôi không nên uống khi còn quá nóng. Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), uống nước nóng trên 65°C có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

T. Linh  
Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?
Kẹt ngón tay vào vòng khoá cửa, bé trai nhập viện gấp với nguy cơ hoại tử
Dấu hiệu ở tai cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ
Cách giảm các triệu chứng nghe kém, suy giảm thính lực
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Vinmec lọt top 5 Nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam
Làm đẹp nhanh gọn, giá rẻ: 'Giấc mơ' tàn chỉ sau một đêm
Vì sao không còn cách ly tập trung các ca mắc Covid-19?
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Biến thể XEC của Covid-19 gây triệu chứng gì khi lây lan nhanh gấp 7 lần cúm?
Chuyên gia thể hình chỉ 5 sai lầm “giảm cân mãi không xong”
Bóc 9 khối u xơ tử cung giúp sản phụ 43 tuổi 'vượt cạn' thành công
Bé 2 tuổi bị chó nhà cắn nham nhở khuôn mặt
Cách nào giúp cải thiện rôm sảy ở trẻ em?
Ca mắc Covid-19 tăng báo động: Người bệnh có cần cách ly y tế?
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Bác sĩ 101 tuổi tự lái xe du lịch khắp thế giới nhờ 7 thói quen hàng ngày
Suy nhược thần kinh kéo dài, làm gì để vượt qua?
Thanh niên 25 tuổi mắc chứng 'rụng đầu' do nhìn điện thoại quá nhiều
Bác sĩ 95 tuổi chỉ 4 cách giúp tránh bệnh ung thư
Xem thêm