Thứ hai, 13/05/2024 18:03
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 30/10/2022 18:45

Tư thế ngủ nào tốt nhất cho sức khỏe?

Các tư thế ngủ khác nhau có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và có những tác động khác nhau đến cơ thể. Vậy tư thế ngủ nào là tốt nhất?

Bệnh nhân say rượu nằm ngửa chết ngạt trong giấc ngủ

Một người đàn ông 23 tuổi được tìm thấy trong tình trạng không còn dấu hiệu của sự sống. Anh nằm ngửa trên giường, sàn nhà có thể thấy một ít chất nôn, hiện trường nồng nặc mùi chua.

Hóa ra hôm trước người đàn ông đó đã uống rất nhiều rượu trong bữa tối công ty, say rồi lăn ra ngủ, bạn bè đưa về ký túc xá, đặt lên giường rồi đi về.

Sau khi khám nghiệm tử thi, người ta thấy nồng độ cồn trong máu của người đàn ông lên tới 4,68 mg/ml, kết mạc có chấm xuất huyết, môi và móng tay tím tái, cuối cùng người ta khẳng định rằng anh ta chết do ngạt thở sau khi uống rượu

Chúng ta đều biết sau khi say rượu rất dễ bị nôn mửa, lúc này cơ họng được thả lỏng và phản xạ nuốt cũng dần yếu đi, nằm trên giường như người đàn ông này thì chất nôn rất dễ trào ngược vào khí quản. Từ đó làm tắc khí quản và ngạt thở dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, việc nằm ngửa sau khi say rượu còn có thể khiến chất nôn bị hút vào đường thở qua mũi, đồng thời sẽ làm tắc đường thở và gây ngạt thở. Vì vậy, nằm ngửa là điều tối kỵ đối với người say rượu.

20191230_142228_088618_nguoi-mac-benh-kho-.max-1800x1800

Ảnh minh họa.

Các tư thế ngủ khác nhau ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Tư thế nằm ngửa

Tư thế ngủ nằm ngửa có thể làm cho đầu, cổ và cột sống ở trạng thái thoải mái, giúp giảm đau thắt lưng và có lợi cho việc thư giãn cho da. Tuy nhiên, khi nằm ngửa, phần gốc của lưỡi có thể tụt xuống dẫn đến tình trạng thở kém và ngáy.

Tư thế nằm ngửa khi ngủ đặc biệt phù hợp với bệnh nhân nhồi máu não, sẽ không ảnh hưởng đến lưu lượng máu vùng cổ, giảm nguy cơ nhồi máu não. Có những bệnh nhân khí phế thũng cũng thích hợp nằm ngửa khi ngủ, đồng thời chú ý kê cao đầu khi ngủ nằm ngửa, hô hấp sẽ êm ái hơn.

Nằm nghiêng bên trái

Ngủ nghiêng về bên trái có thể khiến tim bạn căng thẳng hơn, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ngủ nghiêng về bên trái làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nằm nghiêng về bên trái trong thời gian dài có thể chèn ép tim và khiến người bệnh thay đổi tư thế không theo ý muốn, từ đó làm giảm chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, khi ngủ nghiêng về bên trái cũng sẽ đè nén khuôn mặt, gây ra các nếp nhăn ở khóe miệng và đuôi mắt.

Thông thường phụ nữ mang thai sẽ thích hợp hơn khi ngủ nghiêng về bên trái, điều này có thể làm giảm sự phá hủy của tử cung và giảm bớt vấn đề cung cấp máu không đủ cho tử cung.

tu the ngu Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Nằm nghiêng bên phải

Có người nói nằm nghiêng bên phải sẽ hại gan? Thực tế không phải như vậy và cũng không có bằng chứng nào chứng minh việc ngủ nghiêng về bên phải sẽ gây hại cho gan.

Ngủ nghiêng về bên phải sẽ không chèn ép tim, cũng không cản trở quá trình trao đổi chất và lưu thông máu, nhưng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của phổi bên phải ở một mức độ nào đó.

Tư thế ngủ nghiêng về bên phải có lợi cho bài tiết mật nên phù hợp với bệnh nhân viêm túi mật hoặc sỏi mật, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể chọn tư thế ngủ nghiêng bên phải để giúp giảm thiểu tình trạng trào ngược axit dạ dày, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, bệnh tim, cố gắng chọn nghiêng bên phải để tránh căng thẳng cho tim.

tu the ngu Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Nằm sấp

Nằm sấp khiến đầu và cổ hơi nghiêng sang trái hoặc phải, điều này dễ gây căng cơ, thậm chí gây thoái hóa đốt sống cổ mãn tính, cũng có thể gián tiếp gây ra các triệu chứng đau thắt lưng mãn tính.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về chỉnh hình hoặc cột sống, tư thế nằm sấp là rất phù hợp, có thể giúp thư giãn cơ lưng và giảm lực kéo, chèn ép của cột sống, giảm đau.

tu the ngu Giadinhonline (3)

Ảnh minh họa.

Có cần thay đổi tư thế ngủ không?

Trên thực tế, đối với hầu hết những người khỏe mạnh, bạn có thể chọn tư thế ngủ nghiêng hoặc nằm ngửa. Mục đích cuối cùng của việc chọn tư thế ngủ là để có một giấc ngủ ngon.

-> Cứ 3 – 4 giờ sáng lại đột ngột tỉnh giấc không thể ngủ lại, vì sao?

T. Linh  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Xem thêm