Thứ sáu, 16/05/2025 11:34     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 16/05/2025 11:34

Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị

Tự mua kháng sinh điều trị viêm mũi xoang, người đàn ông nhập viện trong tình trạng niêm mạc mũi sung huyết, chảy nhiều dịch mủ đục...

Bệnh nhân V.H.V., 36 tuổi (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám với các triệu chứng điển hình đau nhức vùng má, trán, quanh hốc mắt, ngạt mũi cả hai bên, chảy dịch mủ đục, kèm ho có đờm và mệt mỏi.

Qua khai thác bệnh sử, được biết triệu chứng bắt đầu từ 10 ngày trước, ban đầu là chảy dịch mũi trong, sau chuyển dịch đục, ngạt mũi tăng dần, đau nhức vùng mặt và cảm giác sốt nhẹ.

Nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng, anh V. tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không cải thiện mà nặng lên. Sau khi ngừng thuốc 3 ngày, anh quyết định đến Bệnh viện Medlatec để thăm khám.

Tự ý dùng kháng sinh sai cách có thể khiến viêm xoang biến chứng nặng hơn.

Tại đây, anh V. được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, cận lâm sàng cần thiết để tìm nguyên nhân. Kết quả nội soi tai - mũi - họng cho thấy niêm mạc mũi sung huyết, nhiều dịch mủ đục chảy từ khe giữa và khe bướm sàng, kèm dịch nhầy đục ở thành sau họng.

Chụp CT mũi xoang ghi nhận viêm đa xoang hàm mặt độ III (theo phân loại Lund-Mackay), niêm mạc cuốn mũi giữa và dưới dày lên, cùng vẹo nhẹ vách ngăn mũi.

Xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu trung tính tăng (64.3%) và men gan AST (45.31 U/L), ALT (70.81 U/L) tăng nhẹ, gợi ý tình trạng viêm. Đặc biệt, thông qua phương pháp nuôi cấy vi khuẩn dịch mũi, bác sĩ xác định vi khuẩn Moraxella catarrhalis là nguyên nhân gây bệnh.

Dựa trên kết quả xác định, chẩn đoán bệnh nhân bị viêm mũi xoang cấp mủ, do vi khuẩn Moraxella catarrhalis. Vì vậy, ThS.BS Phùng Hữu Bình - Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) chỉ định phác đồ điều trị tại nhà với kháng sinh phù hợp theo kết quả kháng sinh đồ, thuốc giảm viêm, xịt mũi và rửa mũi để làm sạch dịch mủ.

Sau 7 ngày tái khám, anh V. không còn đau nhức hay ngạt mũi. Nội soi cho thấy khe mũi chỉ còn ít dịch trong, không còn mủ. Từ trường hợp trên, ThS.BS Phùng Hữu Bình khuyến cáo người dân không nên tự ý dùng kháng sinh khi gặp triệu chứng ngạt mũi, đau nhức vùng mặt kéo dài.

Việc lạm dụng thuốc không chỉ làm bệnh nặng thêm mà còn tăng nguy cơ kháng thuốc, khó điều trị hơn. Người dân nên tới cơ sở khám chữa bệnh đa khoa có chuyên khoa tai - mũi - họng ngay khi có triệu chứng để được khám, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Nam Anh  
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Xem thêm