Thứ bảy, 19/04/2025 21:58     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 11/05/2019 12:48

Trẻ chậm phát triển, kém thông minh và hạn chế giao tiếp khi thường xuyên tiếp xúc smartphone

Ngày nay, smartphone dần trở thành công cụ dỗ trẻ cực hiệu quả của các ông bố, bà mẹ bận bịu. Thế nhưng, đây lại chính là mối nguy hại khủng khiếp đối với sức khỏe.

90% gia đình cho trẻ từ 2 tuổi sử dụng điện thoại

Theo thống kê ở Việt Nam, cứ 10 phụ huynh thì có tới 8 phụ huynh cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng.

Điều đáng sợ là có tới hơn 90% gia đình cho trẻ từ 2 tuổi trở lên sử dụng các thiết bị công nghệ, điện thoại thông minh như là một cách để bé ngoan ngoãn hơn. Các bố mẹ sử dụng điện thoại di động như một công cụ hữu ích, tiện lợi nhanh chóng để dỗ dành trẻ, để cho trẻ thôi quấy khóc cho ngay điện thoại di động để chơi, để cho trẻ tập trung ăn được nhiều hơn cách tốt nhất là mở điện thoại di động hay máy tính bảng. Chính những thói quen đó từ các bậc phụ huynh đã gây ra những tác hại khôn lường đối với sự phát triển của trẻ

201610242320544150_te3

Ảnh minh họa

Tác hại của smartphone đối với sự phát triển của trẻ

Sử dụng smartphone sớm dẫn tới giảm thị lực, có nguy cơ mắc các bệnh về mắt

Mắt trẻ nhỏ rất yếu, nên không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Khi cầm điện thoại, trẻ thường xuyên nhìn vào màn hình. Mắt trẻ đang trong quá trình phát triển, bức xạ từ điện thoại sẽ tác động trực tiếp đến thị giác vốn đã yếu ớt của trẻ. Việc này có thể khiến mắt con bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ suy giảm thị lực và gây ra nhiều bệnh về mắt.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư não vì tác hại của bức xạ từ thiết bị di động

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng bức xạ của điện thoại di động có thể gây ra ung thư. Bộ não của trẻ nhỏ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn và có hộp sọ mỏng hơn, điều này ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến cho chúng dễ bị tổn hại hơn so với người lớn. Với trẻ em, thiếu niên sử dụng điện thoại di động từ khi còn nhỏ, nguy cơ mắc ung thư não sẽ cao hơn khoảng 4- 5 lần so với những đứa trẻ không sử dụng.

Dùng điện thoại quá nhiều có thể dẫn tới lệch cổ, thoái hóa cột sống

Khi trẻ em chơi, sử dụng smartphone thường ngồi bất động một tư thế hoặc nằm vẹo đầu, nghẹo cổ. Việc tiếp diễn suốt một thời gian dài như vậy sẽ gây ra đau cơ cổ, căng thẳng, co thắt dây chằng có thể dẫn đến thoái hóa đĩa đệm cổ và các bệnh khác

Smartphone đã tạo ra bức từng tường vô hình ngăn cách tình cảm giữa bố mẹ và con cái

Lời nói hay những cử chỉ thân mật lúc bố mẹ dành thời gian chơi cùng con cái không chỉ giúp não bộ bé phát triển mà còn tăng cường gắn kết tình cảm gia đình.

Nhưng khi bố mẹ cho trẻ dùng smartphone, chúng sẽ chỉ chăm chăm vào đó mà không còn quan tâm đến bố mẹ hay các thành viên khác trong gia đình. Thậm chí chúng sẽ nổi giận hay cáu gắt, khóc lóc hờn giối với khi bố mẹ khi bị tịch thu smartphone. Vô hình chung, smartphone đã tạo ra bức từng tường vô hình ngăn cách tình cảm giữa bố mẹ và con cái.

Chậm phát triển, kém thông minh và hạn chế giao tiếp

Nghiện điện thoại làm trẻ ngủ không đủ giấc, làm suy giảm sức khỏe, học tập cũng sa sút. Thay vì để nói chuyện với mọi người xunh quanh, trẻ tập trung dành thời gian vào smartphone sẽ càng làm cho chúng ngại giao tiếp, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng rụt rè,hạn chế trong giao tiếp.

Các video và trò chơi trực tuyến trên smartphone cũng hạn chế những sáng tạo và trí tượng mới chớm nở của trẻ, làm chậm phát triển giác quan vận động và thị giác.

Phụ huynh nên làm gì nếu trẻ nghiện smartphone?

Trước những tác hại khủng khiếp mà điện thoại thông minh có thể gây ra cho trẻ, người lớn cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị không dây khác.

Nếu cho trẻ dùng, không nên để quá lâu hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng. Khi ở gần trẻ, tránh gọi điện thoại nếu không cần thiết và không nói chuyện lâu lúc gần trẻ. Tuyệt đối tránh để điện thoại trên đầu giường trẻ để tránh trẻ tiếp xúc với sóng di động.

diem-du-lich

Ngoài ra, bố mẹ nên tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời cho trẻ. Dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ, quan tâm đến trẻ vừa giúp trẻ khỏe mạnh cả tinh thần lẫn thể chất, vừa tránh xa được những nguy cơ gây hại tiềm tàng tới từ các thiết bị di động thông minh.

-> 8 phương pháp khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn mẹ cần biết

Xem thêm: Những khoảnh khắc siêu đáng yêu của trẻ nhỏ

Huyền Trần (T/H)  
Ù tai tưởng bình thường không ngờ là dấu hiệu bệnh chết người
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày có an toàn không?
Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng bệnh viện Vinmec cần giờ theo chuẩn quốc tế
Ra hiệu thuốc chú ý 4 điểm, thực hiện 3 điều tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng
Sữa giả ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe bệnh nhân ung thư?
Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới
Tự kỷ không phải dấu chấm hết: Đọc ngay câu chuyện truyền cảm hứng
40 giờ lọc máu cứu sống bé gái 14 tháng tuổi mắc tay chân miệng
Cúm B có xu hướng gia tăng, chuyên gia nói gì?
Mặt sưng đỏ, nổi mụn nước sau khi dùng kem trị mụn trên TikTok
Ra mắt Quỹ Hy Vọng: Chắp cánh giấc mơ làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Cách ổn định đường huyết vững vàng của ông cụ 91 tuổi
Vì sao có hiện tượng khát nước sau khi ăn nhà hàng?
Nhập viện nguy kịch sau vài ngày ăn lòng lợn
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Vinmec được công nhận là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Cứu sống sản phụ 45 tuổi bị băng huyết do sảy thai lưu gần 8 tuần
Người Việt được điều trị các khối u bằng kỹ thuật y học đỉnh cao ngay trong nước
Xem thêm