Chủ nhật, 12/05/2024 15:21
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 01/07/2018 08:29

Tổng cục DS-KHHGĐ “thực địa” tình hình công tác dân số tại 3 tỉnh phía Bắc

Vừa qua, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức đưa đoàn phóng viên đi thực tế tại 3 tỉnh phía Bắc.

Đó là 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ.

Nội dung chủ yếu tập trung tìm hiểu về chất lượng dân số, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số, cộng tác viên dân số, về các tập thể có thành tích tốt trong công tác truyền thông/vận động về dân số…

Qua tìm hiểu thực tế tại 3 tỉnh trên cho thấy, các địa phương rất quan tâm và theo sát tình hình, khó khăn trong công tác dân số, chất lượng dân số…

1

Đại diện tổng cục dân số đưa phóng viên đi thực địa các tỉnh phía Bắc

Lào Cai triển khai rất tốt mô hình sáp nhập giữa trung tâm dân số và trung tâm y tế, Lai Châu thực hiện mô hình can thiệp giảm tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, đề án tầm soát chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Phú Thọ duy trì thực hiện tốt các công tác truyền thông về dân số.

Tuy nhiên, là 3 tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Bắc Bộ, vấn đề dân số tại Lai Châu, Lào Cai, Phú thọ vẫn đang tồn tại nhiều khó khăn.

Trong đó, các vấn đề chung là về tổ chức, kinh phí hoạt động đang còn nhiều khó khăn. Khó khăn trong kế hoạch sáp nhập trung tâm dân số với trung tâm y tế, kinh phí hoạt động hạn hẹp nên ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần yêu nghề và chất lượng công việc của người làm công tác dân số - nhất là các tình nguyện viên ở các thôn, bản.

Đồng thời, cán bộ ngành dân số ở các địa phương luôn cố gắng, theo sát, gần dân để cố gắng thực hiện tốt công tác, nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, từ những khó khăn khách quan và chủ quan thì vẫn có những nổi cộm đáng chú ý như: Vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở đồng bào dân tộc thiểu số ít người thuộc một số khu vực tại Lai Châu. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao.

Vấn đề đề mang thai ngoài ý muốn (nhất là độ tuổi vị thành niên), vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, tầm soát/ chẩn đoán sớm bệnh tật sơ sinh và trước sinh được các địa phương rất quan tâm tuyên truyền và hướng dẫn người dân. Các đồng bào dân tộc Mông, Dao… đã tiếp thu và biết quan tâm đến các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản nhưng hiệu quả truyền thông còn nhiều hạn chế ở khu vực vùng sâu, vùng xa….

Từ đó, qua quá trình làm việc, các địa phương cũng mạnh dạn đề xuất những nguyện vọng, mong mỏi để khắc phục khó khăn của công tác dân số, chất lượng dân số trong nhân dân.

  • Tin liên quan
Xem thêm