Tin "bác sĩ google" để rồi... rước họa
Nhiều người hễ đau ốm là nhờ “bác sĩ Google” chẩn bệnh và tự ý điều trị theo, để rồi lãnh đủ hậu quả đáng tiếc mà bệnh cũng chẳng khỏi.
Tin "bác sĩ google" để rồi...rước họa
Có khá nhiều trường hợp đáng buồn xảy ra cũng chỉ vì quá tin "bác sĩ google". Mới đây là trường hợp của bà Nguyễn Thị H. 46 tuổi, trú tại Thanh Hoá. Sau khi đến ĐH Y khám, được bác sĩ chẩn đoán sỏi thận. Sau khi được bác sĩ tư vấn về việc điều trị sỏi thận, bà H xin về nhà để lo viện phí và trao đổi với gia đình.
Trong lúc ở nhà, bà được người xung quanh mách mua thuốc nam về uống trị sỏi thận rất hiệu quả. Sau 2 tháng dùng thuốc nam, bà H thấy người mệt mỏi hơn, đau vùng lưng và đi tiểu ra mủ.
Bà vội vàng đi viện kết quả viêm thận ứ mủ do sỏi thận “tập kết” trong thận mà không hề thải ra ngoài như bà H. mong muốn.
Không riêng gì bà H. tại khoa Ngoại của Bệnh viện Đại học Y có những trường hợp phải cắt bỏ 1 bên thận vì sỏi thận biến chứng và trong đó họ đều điều trị bằng phương pháp của riêng mình hay tự tìm hiểu trên mạng.
Đừng quá tin "bác sĩ google" kẻo rước họa (Ảnh minh họa)
-> Nhuận tràng, ổn định huyết áp...nhờ chanh dây
Trường hợp của ông Trần Hữu Th. 54 tuổi, Nam Định bị sỏi thận đã mổ tại Bệnh viện Bạch Mai từ 10 năm trước nhưng đến nay sỏi thận tái phát. Ông Th. đi viện khám bác sĩ chỉ định mổ nhưng do ứ mủ thận nên phải dẫn lưu trước và sau khi hết ứ mủ mới mổ.
Tuy nhiên, về nhà, ông Th. được con cái giúp detox để thải sỏi thận. Theo con gái của ông, họ detox theo cách học trên mạng và lắp ghép thành “made by nhà mình” để ống thải độc sỏi thận, sỏi tiết niệu và làm sạch cơ thể mình.
Hơn tháng thải độc rồi thuốc nam, thuốc bắc , ông Th. phải đi viện gấp do bệnh nặng hơn. Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận ông Th. bị tăng huyết áp do thận teo, thận viêm mạn tính - mất chức năng do điều trị sai cách. Nếu ông Th. không điều trị linh tinh mà làm theo phác đồ của các bác sĩ thì đã không phải mất 1 bên thận như vậy.
Đừng “quá tin” bác sĩ google
Google là tổng hợp của nhiều kênh thông tin khác nhau, nếu bạn “sành” về mảng này, chắc chắn bạn sẽ hiểu bên cạnh những kênh thông tin chính thống còn có rất nhiều nguồn thông tin không thể chắc chắn về độ tin cậy. Đặc biệt, vấn đề sức khỏe đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, chỉ “sai một li là đi một dặm”, do vậy bạn cần hết sức lưu ý không nên đánh cược sức khỏe của mình với kiến thức Y Dược những phương pháp chữa trị trên mạng, hãy chỉ nên coi nó giống như một nguồn thông tin mang tính chất tham khảo.
Rất nhiều bác sĩ đã đưa ra cảnh báo về hậu quả khi một số người “quá tin” vào bác sĩ google. Bạn chỉ đưa ra một số triệu chứng và bác sĩ “google” đã nhanh chóng có kết luận đồng thời đưa ra phương hướng điều trị cho bệnh của bạn? Đây là sự đánh cược quá lớn đối với sức khỏe của bạn, chưa kể đến trường hợp gây nguy hại thêm đối với bệnh tình của bạn, đến lúc đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Nhiều dược sĩ tư vấn cho biết: “Google” là công cụ khá hữu ích nếu bạn biết cách sàng lọc và tham khảo thông tin trên những trang chính thống. Nhưng ngược lại, nó cũng “tiềm ẩn” những nguy cơ gây ảnh hưởng đến chính sức khỏe con người.